Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-08-09 10:56:52    
Bức tường nghệ thuật dài nhất thế giới

cri
Thành phố Thường Đức ở phía tây bắc tỉnh Hồ Nam miền trung Trung Quốc là một thành phố văn hóa nổi tiếng có hơn 2000 năm lịch sử. Những năm 90 của thế kỷ 20, để thể hiện tường tận nền văn hóa của Thường Đức, thành phố đã xây dựng bức tường nghệ thuật gồm thơ và tranh dài nhất thế giới. Hiện nay bức tường này đã được ghi vào sánh Ghi-nét kỷ lục thế giới.

Bức tường nghệ thuật thơ và tranh ở Thường Đức được xây dựng tư năm 1991 và hoàn thành vào năm 2000. Bức tường nằm trên đề ở bờ phía bắc sông Nguyên chảy qua khu nội thành Thường Đức. Tường dài 3 km, trên nền đá hoa cương Tế Nam Thanh qúi hiếm và nổi tiếng được điêu khắc cả thảy hơn 1200 bài thơ nổi tiếng của các triều đại Trung Quốc và các nước trên thế giới. Những bài thơ này trước hết do 900 nhà thư pháp nổi tiếng của Trung Quốc như Triệu Phác Sơ, Thẩm Bằng, Khởi Công...viết ra, sau đó được điêu khắc lên bức tường. Ngoài ra trên bức tường này còn khảm 43 bức tranh lớn phối hợp hài hoà với nội dung của các bài thơ, những tác phầm này phần lớn đều của các danh họa đương đại Trung Quốc. Trải qua sự luận chứng của các chuyên gia, Phòng đại diện những kỷ lục thế giới Ghi-nét tại TQ đã chính thức đặt tên cho bức tường thơ Thường Đức là "Bức tường nghệ thuật thư pháp thơ và tranh dài nhất thế giới" đồng thời đưa vào sách kỷ lục thế giới Ghi-nét.

Dân tộc Trung Hoa từ xưa đến nay là một dân tộc yêu chuộng ngâm thơ và vẽ tranh. Nhưng với hình thức thư pháp và khắc đá , đem những tác phẩm thơ ca trưng bày trên con đê chống lũ có thể nói đây là lần đầu tiên trên thế giới. Ý tưởng này là do ông Ngũ Thuận Sinh, nguyên ủy viên Chính hiệp thành phố Thường Đức đề xuất. Khi được biết Thường Đức sắp xây con đê chống lũ ông Sinh liền nghĩ tới việc có nên xây dựng một bức tường thơ trên đề hay không? Ông viết ý tưởng này thành đề án gửi lên Chính hiệp và Chính quyền thành phố.

Đề cập ý nghĩa của việc này, ông Sinh nói, việc xây dựng bức tường thơ trên đê chống lũ sẽ thể hiện lên nền văn hoá Thường Đức. Sau khi bức tường thơ được đặt tên đã trở thành một cảnh quan, một công viên. Đây là một viện bảo tàng và phòng triển lãm ngoài trời.

Dạo bước trên đê thưởng thức các bài thơ hay quả là một sự hưởng thụ hiếm có. Toàn bộ bức tường thơ được chia làm 6 phần, phần một và 2 là những bài thơ phản ánh về lịch sử của Thường Đức, cũng như các tác phẩm bất hủ của các văn nhân thời cổ Trung Quốc như Khuất Nguyên, Đào Uyên Minh, Lý Bạch...viết trong khi tới Thường Đức. Phần 3 và 4 là chọn lọc các bài thơ và tranh miêu tả về phong cảnh tươi đẹp của Thường Đức. Phân thứ 5 thu tập các bài thơ và tranh khắc đá phản ánh về sự trỗi dậy của Dân tộc Trung Hoa. Còn phần cuối thì khắc hơn 100 bài thơ nổi tiếng của gần 100 nhà văn lớn thế giới thuộc 54 quốc gia ở 5 châu lục.

Ông Dương, một người dân thành phố Thường Đức nói, thời kỳ đầu xây dựng bức tường thơ này một số dân phố chúng tôi không hiểu tại sao, nên không ai ủng hộ và phối hợp. Nhưng trong quá trình xây dựng và sau khi hoàn thành mọi người đều cảm thấy nó có lợi cho việc tuyên truyền đối ngoại về Thường Đức nói riêng và Trung Quốc nói chung.

Vậy thì bức tường này quanh năm chịu sự xâm thực của mưa gió, nhất là mưa a-xít...liệu có bị hư hỏng hay không? Ông Tiễn Ngưng Cương-kỹ sư phụ trách việc bảo hộ bức tường này nói: chúng tôi vừa quét một lớp sơn phòng hộ lên bức tường này, khiến nó trở nên mới mẻ.

Các ngành hữu quan đang dự định xây một đường hành lang có mái che kiểu cổ kính trên bức tường để che năng che mưa cho bức tường.