Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-08-06 18:21:34    
Lao Sơn-Danh sơn đệ nhất trên biển

cri
Trước khi du ngoạn Núi Lao Sơn chúng ta hãy tìm hiểu một mẩu chuyện có liên quan với núi này trong Liêu Trai Chí dị của Bồ Tùng Linh là Lao Sơn Đạo sĩ. Truyện kể rằng ngày xưa có một chàng trai họ Vương, tên Sinh, nghe nói trên núi Lao Sơn có rất nhiều đạo sĩ uyên bác biết nhiều phép tiên, bèn đến đây xin theo học. Người đạo sĩ già hỏi Vương Sinh rằng làm đồ đệ của ta cũng được nhưng liệu anh có chịu được khổ hay không? Vương Sinh trả lời: được, rồi ở lại, hằng ngày theo các đồ đệ lên núi hái củi. Thấm thoát mấy tháng trôi qua, chân tay Vương Sinh đã mọc đầy chai, khổ hết chỗ nói, đành phải nói với sư phụ rằng: con không quản ngại đường xá xa xôi đến đây học nghề, nhưng hằng ngày chỉ có lên núi chặt củi, con không thể chịu được nỗi cực nhọc này. Vậy trước khi con ra về sư phụ hãy truyền cho con vài phép vật để khỏi bõ công theo học của con. Sư phụ nghe vậy liền hỏi Vương Sinh: vậy anh muốn học phép gì? Dạ, con muốn học phép đi xuyên qua tường. Vương Sinh trả lời. Sư phụ nghe vậy cười và nhận lời, sau đó truyền bí quyết. Vương Sinh làm thử quả thấy linh nghiệm bèn cáo từ sư phụ ra về. Vương Sinh về đến nhà liền khoe với vợ mình gặp tiên và học được phép đi xuyên qua tường. Người vợ không tin. Vương Sinh liền niệm thần chú rồi đâm đầu vào tường, chẳng những không xuyên qua được mà đầu còn sưng tấy lên. Người vợ thấy vậy bật cười, còn Vương Sinh thì chửi thầm đạo sĩ.

Đó chính là mẩu chuyện Lao Sơn Đạo sĩ trong tiểu thuyết Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh. Phép xuyên tường đương nhiên là không có nhưng đạo sĩ trên núi Lao Sơn đương nhiên là có. Lao Sơn là thắng cảnh của đạo giáo, Bồ Tùng Linh đã từng đến du ngoại tại đây và để lại tác phẩm bất hủ.

Đáp xe từ Thanh Đảo đi về phía đông thì đến khu phong cảnh Lao Sơn. Sở dĩ Lao Sơn được gọi là "Danh sơn đệ nhất trên biển" là vì nó 3 mặt giáp biển, có diện tích hơn 400 km vuông, đường bờ biển dài gần 90 km. Ngọn núi chính ở Lao Sơn cao 1133m so với mặt biển. Từ ngọn núi chính này có 5 ngọn núi khác vươn ra 5 nước đông bắc, đông nam, đông, tây, nam, riêng thế núi phía đông và phía nam rất hiểm trở, còn dãy núi phía tây bắc thì trải dài triền miên, muôn hình vạn dạng.

Lao Sơn được hình thành vào trước kỷ Crê-ta cách đây 140 triệu năm, trải qua sự phong hóa xâm thực bao đời nay mới hình thành cảnh quan và địa mạo đá hoa cương độc đáo như ngày nay. Còn tên gọi Lao Sơn cũng có truyện kể rất lý thú. Tương truyền sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc đã đến Bồng Lai tìm thuốc trường sinh bất lão, khi thấy Lao Sơn sừng sững bên bờ biển Tần Thủy Hoàng liền ghé thuyền tới Lao Sơn, sai quân lính bắc cầu mở lối, rời non lấp biển để đến chốn Bồng Lai. Tần Thủy Hoàng dùng roi quất vào một tảng đá lớn mà không hề thấy tảng đá này lung lay. Ông liền ngửa mặt lên trời than rằng "sao ngọn núi này lại cứng rắn thế". Chữ Lao trong tiếng Hán đồng âm với chữ cứng rắn, nên núi này mới được gọi là Lao Sơn.

Nét độc đáo nhất của Lao Sơn là núi liền với biển. Nếu như nói Hoa Sơn hiểm trở, Hoàng Sơn kỳ diệu, Lư Sơn thơ mộng và Thái Sơn hùng vĩ thì Lao Sơn ngoài có 4 đặc điểm nói trên còn có nét vượt trội về kỳ quan núi biển độc đáo.

Lao Sơn không những có nhiều dòng suối như Thần Thủy, Thánh Thủy, Kim dịch, Thiên ất...mà còn có nhiều thác nước nổi tiếng như Chiều Âm, Long Đàm...Ngoài ra ở đây còn có hơn 100 cây cổ thụ và hoa lạ nổi tiếng, trong đó nổi tiếng nhất là cây Ngân Hạnh ,còn gọi là cây Bạch Quả hay cây Lá quạt. Ngân Hạnh là loại cây còn sót lại từ thời thượng cổ, được gọi là hóa thạch sống. Ở đây có 2 cây Ngân Hạnh tương truyền là được trồng từ thời Tây Hán cách đây hơn 2500 năm.

Khu phong cảnh Lao Sơn có sản vật dồi dào, như nước khoáng Lao Sơn, đá hoa cương Lao Sơn...đều rất nổi tiếng ở trong và ngoài nước. Nước khoáng ở đây rất tốt, có nhiều vi chất có lợi cho cơ thể con người, là nguồn nước lý tưởng cho cất rượu và làm nước uống. Còn đá hoa cương ở đây có nhiều chủng loại, là vật liệu xây dựng chất lượng tốt. Bia kỷ niệm anh hùng nhân dân và nhà tưởng niệm chủ tịch Mao Trạch Đông ở Quảng trường Thiên An Môn Bắc Kinh đều dùng đá hoa cương của Lao Sơn.

Lao Sơn là thắng cảnh cấp quốc gia, là ngọn núi cao nhất trên đường bờ biển Trung Quốc. Lao Sơn là vùng đất nổi tiếng của Đạo giáo Trung Quốc, nhiều đền thờ của Đạo giáo được xây dựng trong trên núi hài hoà với phong cảnh thiên nhiên. Đền Thái Thanh là một trong những đền thờ có qui mô nhất ở Lao Sơn. Những pho tượng và bức hoạ trong đền Thái Thanh đều do các danh sĩ sáng tác, trông rất sống động.

Lao Sơn là miền đất "địa linh nhân kiệt", sản vật phong phú, thiên nhiên tươi đẹp.