Năm 1992, vào thời điểm quan trọng của công cuộc cải cách mở cửa , đồng chí Đặng Tiểu Bình đi thị sát miền nam . Trong chuyến đi lần này , với thái độ thực sự cầu thị nhất quán , đồng chí đã phát biểu làm rõ quan niệm mơ hồ về chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng một số người . Đối với chuyến đi và những lời phát biểu của đồng chí Đặng Tiểu Bình , nhân dân Trung Quốc biết được từ một bài báo mang tên "Gió đông báo xuân về ".
Bài báo viết , trong thời kỳ then chốt xây dựng xã hội chủ nghĩa hiện đại hóa ở nước ta , chuyến thị sát của đồng chí Đặng Tiểu Bình là sự quan tâm và ủng hộ mạnh mẽ nhất đối với đặc khu Thâm Quyến , là sự cổ vũ và khích lệ to lớn nhất đối với nhân dân Thâm Quyến . Với sự tháp tùng của lãnh đạo tỉnh Quảng Đông và thành phố Thâm Quyến , đồng chí Đặng Tiểu Bình ngồi ô tô dạo phố , đoàn xe chậm chậm đi qua phố phường . Đường phố rộng thênh thang , những toà nhà chọc trời xếp thành hàng , nơi nào cũng tràn đầy bầu không khí hiện đại . Nhìn thấy quang cảnh phố phường phồn thịnh , sôi nổi và hiện đại , đồng chí rất vui vẻ và hài lòng .
Đồng chí vừa xem vừa nói chuyện thân mật với các cán bộ tỉnh và thành phố ở bên cạnh . Khi nói đến vấn đề thiết lập đặc khu kinh tế , đồng chí Đặng Tiểu Bình nói : Về vấn đề thiết lập đặc khu kinh tế , ngay từ đầu đã có ý kiến bất đồng , có người lo ngại rằng làm như vậy có phải là làm theo chủ nghĩa tư bản không ? Thành tựu của Thâm Quyến hiện nay đã trả lời rõ ràng những người đó : Đặc khu mang tính chất chủ nghĩa xã hội , chứ không phải chủ nghĩa tư bản . Xét về tình hình của Thâm Quyến , chế độ công hữu là chính , đầu tư nước ngoài chỉ chiếm một phần tư . Hơn nữa từ vốn nước ngoài , chúng ta còn có thể được nhiều lợi ích từ thu thuế và dịch vụ . Cần phải mở thêm nhiều doanh nghiệp có vốn nước ngoài , không sợ . Miễn là đầu óc chúng ta tỉnh táo thì không sợ gì cả . Chúng ta có thế mạnh , có doanh nghiệp quốc doanh cỡ lớn và vừa , có doanh nghiệp hương trấn , điều quan trọng hơn nữa là chúng ta nắm vững chính quyền trong tay .
Nói đến vấn đề phát triển kinh tế , đồng chí Đặng Tiểu Bình nói : 4 con rồng Châu Á phát triển rất nhanh , Thâm Quyến cũng phát triểnh rất nhanh . Tỉnh Quảng Đông cần phải cố gắng đuổi kịp 4 con rồng trong 20 năm tới . Đồng chí nói tiếp , không những kinh tế phát triển , mà còn phải giữ gìn trật tự xã hội và nếp sống xã hội , hai nền văn minh đều phải vượt qua 4 con rồng , đây mới là chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc .
Đồng chí khẳng định đầy đủ những thành tựu đã đạt được của Thâm Quyến trong công cuộc cải cách mở cửa và xây dựng hiện đại hóa . Sau đó , đồng chí nói : cần phải kiên trì đường lối , phương châm và chính sách của đảng kể từ hội nghị Trung ương toàn thể lần thứ ba khoá 11 đến nay , điều then chốt là kiên trì một trọng tâm , hai điểm cơ bản . Nếu không kiên trì chủ nghĩa xã hội , không cải cách mở cửa , không phát triển kinh tế , không cải thiện đời sống nhân dân , thì sẽ đi vào ngõ cụt . Đường lối cơ bản phải kiên trì trong 100 năm không thay đổi .
Đồng chí Đặng Tiểu Bình nói , cần phải kiên trì "nắm chắc cả hai tay ", một tay nắm cải cách mở cửa , một tay nắm công tác tấn công các hoạt động tội phạm . Cả hai tay đều phải nắm chắc . Tấn công các hoạt động tội phạm , xóa bỏ các hiện tượng xấu xa , không được chùn tay . Đồng chí Đặng Tiểu Bình còn đề cập tới những vấn đề quan trọng như Trung Quốc phải duy trì ổn định , các cán bộ , đảng viên phải coi việc xây dựng liêm khiết là một nhiệm vụ lớn và coi trọng bồi dưỡng đào tạo người nối nghiệp v v...
Đồng chí nói , đi con đường xã hội chủ nghĩa thì phải từng bước thực hiện cùng nhau giầu có . Ý tưởng cùng nhau giầu có được đưa ra như thế này : một số khu vực có điều kiện thì phát triển trước , một số khu vực phát triển chậm hơn , các khu vực phát triển trước giúp các khu vực phát triển sau , cuối cùng thực hiện giầu có chung . Nếu những ai đã giầu thì ngày càng giàu lên , trong khi đó , những ai đã nghèo lại ngày càng nghèo đi , sẽ xuất hiện phân hóa hai cực , chế độ xã hội chủ nghĩa có thể tránh xảy ra hiện tượng phân hóa này .
Những ngày đồng chí Đặng Tiểu Bình thị sát Thâm Quyến từ 19 đến 23 tháng 1 năm 1992 là những ngày không bình thường . Nó mãi mãi in dấu son trong cuốn sử sách xây dựng của Thâm Quyến , mãi mãi ăn sâu trong lòng nhân dân Thâm Quyến .Gió đông báo xuân về . Chuyến đi Thâm Quyến của đồng chí như một luồng gió xuân thổi vào thành phố Thâm Quyến . Những bài phát biểu rất quan trọng của đồng chí có ý nghĩa quan trọng và sâu xa đối với công cuộc cải cách mở cửa và xây dựng của Thâm Quyến nói riêng và toàn bộ sự nghiệp xây dựng hiện đại hóa xã hội chủ nghiã của Trung Quốc nói chung .
Ngày 26 tháng 3 cùng năm , bài báo mang tên "Gió đông báo xuân về "được đăng trên Báo Đặc khu Thâm Quyến . Ngày 30 Quang Minh Nhật Báo và Bắc Kinh Nhật Báo lần lượt đăng lại bài báo này , Tân Hoa Xã cũng phát toàn văn bài này đi toàn thế giới , đồng thời đưa tin về việc phát bài báo này với quy cách đặc biệt .
Bỗng dưng đang đêm gió xuân về , điểm trắng ngàn vạn cây lê . Hôm sau , hầu như tất cả các báo tỉnh , thành phố và khu tự trị trong cả nước đều đăng bài báo Gió đông báo xuân về ở vị trí nổi bật . Bài báo không bình thường này cũng thu hút sự quan tâm của giới báo chí nước ngoài ngày càng có hứng thú đối với Trung Quốc . Ngày 2 tháng 4 , Tờ Tin tức Tham Khảo đã đưa tin về phản ứng của giới báo chí Mỹ , Anh và Nhật với nhan đề "Các hãng thông tấn và báo chí nước ngoài bình luận về chuyến thăm Thâm Quyến của Đặng Tiểu Bình "ở vị trí trang trọng tại trang nhất .
Ông Trần Thích Thiêm , tác giả bài báo này cho rằng , sở dĩ bài báo này được mọi người quan tâm , một là vì nó đề cập tới một đề tài to lớn , ghi lại hoạt động của một nhân vật vĩ đại , song điều quan trọng hơn nữa là vì bài báo này đã phản ánh tư tưởng thực sự cầu thị xuyến suốt trong tất cả các bài phát biểu của đồng chí Đặng Tiểu Bình ở Thâm Quyến . Hôm nay , đọc lại bài báo này , ôn lại các bài phát biểu có tầm nhìn xa , tràn đầy triết lý và nhằm đúng vào những vấn đề tồn tại vẫn có ý nghĩa chỉ đạo hiện thực đối với sự nghiệp cải cách mở cửa đang được tiến hành tại Trung Quốc.
|