Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-08-05 17:50:47    
Xứ nước Ô Trấn

cri

Vợ chồng cụ Khổng Đức An 80 tuổi là người luôn luôn sinh sống tại Ô Trấn, ngôi nhà của họ đã có hơn trăm năm lịch sử. Những năm gần đây, cuộc sống yên lành của họ đã bị quấy đảo, bởi lẽ vần điệu độc đáo nơi xứ nước Giang Nam của thị trấn cổ xưa này đã ngày càng được nhiều du khách tìm đến. Vợ chồng cụ đã quen với lối sống mới này. Cụ bà Ngao Chân nói với chúng tôi rằng:

" Chúng tôi hoan nghênh du khách đến đây, thấy họ đến chúng tôi cũng cảm thấy phấn khởi. Họ rất lễ phép hỏi thăm tuổi tác và sức khỏe của vợ chồng chúng tôi, chúng tôi đã nghỉ hưu lâu rồi, nhưng sức khỏe vẫn rất tốt ".

Nhà cụ An bốn đời sinh sống tại Ô Trấn, họ thật không thể tưởng tượng quê hương mình lại rất có tiếng tăm tại TQ, và ngày nào cũng có nhiều du khách tới thăm. Trong số họ có người đến từ các tỉnh khác, cũng có người đến từ nước ngoài. Vậy nơi quê hương họ có đặc điểm gì?

Ô Trấn nằm ở miền đông TQ, cách thành phố Hàng Châu, Thượng Hải, Tô Châu cũng chỉ hai tiếng đồng hồ đường xe. Ô Trấn cũng như phần lớn các xứ nước ở miền nam sông Trường Giang TQ, có ngõ phố quanh co, đường sông chằng chịt, thủy các lầu gỗ dựng ngay bên sông, chiếc cầu nhỏ vắt ngang trên sông, trên mặt sông nhan nhản những thuyền mui đen. Khiến thị trấn nhỏ đã có hơn 1300 năm lịch sử này đẹp như một bức tranh thủy mạc.

Nhằm khiến du khách được tận hưởng vẻ đẹp của Ô Trấn, ngành du lịch địa phương đã quy hoạch ra một khu phong cảnh rộng 6 ha. Ông Nhi A Mao là một nhân viên dịch vụ du lịch tại địa phương giới thiệu rằng:

"Khu phong cảng Ô Trấn bao gồm khu dân cư truyền thống, môi trường cư trú vốn có và phong cảnh xứ nước hiện còn giữ lại được, lấy nhà xưởng và xứ nước truyền thống hòa thành một khối; Trong khu văn hóa truyền thống thì tiến hành khai thác, biểu diễn, đề trình bày với du khách vài nét về truyền thống văn hóa. Ngoài ra, còn có khu thương nghiệp truyền thống và khu ẩm thực truyền thống, khai thác một vài món ăn đặc sắc của Ô Trấn, khiến du khách được thưởng thức phong vị món ăn của địa phương".

Nơi nổi tiếng nhất của Ô Trấn là đường phố Đông. Đây là một đường phố cổ, được trải bằng đá tấm đen vươn sang các đường ngõ, nhà ở hai bên đường, nửa nằm kê trên bờ, nửa bắc ngang trên mặt nước, mà người địa phương vẫn gọi là thủy các. Chị Cao Dục Bình hướng dẫn du lịch giới thiệu rằng:

"Những nơi mà chúng ta đã thấy ở đây, đều là những khuôn viên lớn của các hộ cư dân trước để lại. Trên phố Đông hiện nay còn có hơn 350 hộ cư dân. Du khách đến đây không chỉ nhận biết được diện mạo của xứ nước Giang Nam, với nhịp cầu, dòng nước và nhà dân, qua đó còn sẽ cảm nhận được hơi thở nhịp sống ở đây ".

Dạo bước trên đường ngõ ngoằn ngoèo, hai bên phần lớn là dãy tường cao của các khuôn viên, trên tường bám đầy cây leo, lác đác còn có mấy khóm hoa mọc trồi trên đầu tường. Xuyên qua các khuôn viên khuất sâu trong ngõ , nơi đây lại là một thế giới khác lạ: Cái giếng nước xây bằng đá đen bám đầy rêu xanh, những cánh cửa sổ chạm khắc tinh xảo. Nơi giếng trời ở sảnh giữa và vườn sau nhà đều có trồng các loại hoa, trúc và cây chuối, có nơi còn có giàn nho để thưởng trà hóng mát, lối sống thư thái ấy thật khiến người ngưỡng mộ.

Những thủy các của cư dân ở bên mé nước, cũng có sự khác biệt với các xứ nước khác. Thủy các ở đây được xây rất thực dụng, phía dưới là cột gỗ hay cột đá cắm xuống lòng sông, trên là xà ngang lót ván, có thể ở và cất giữ đồ đạc. Thủy các nằm gối vào sông, ba mặt có cửa sổ, qua đó có thể ngắm nhìn toàn cảnh phố xá.

Mọi vật ở Ô Trấn đều gắn liền với nước, nước là mái tóc thướt tha của Ô Trấn, nó là hơi thở ngàn năm của thị trấn. Nhà cửa Ô Trấn đều xây theo bờ nước, cầu của Ô Trấn bắc ngang trên mặt nước, người Ô Trấn cũng sống bằng nghề sông nước, và người Ô Trấn cũng dựa vào đường sông để đi ra thế giới bên ngoài. Tại Ô Trấn, do giữa đôi bờ có cầu mà qua lại thong dong, và cũng bởi có cầu mà tôn thêm vẻ đẹp cho thị trấn nhỏ bé này.

Cầu ở Ô Trấn phần lớn là cầu đá, mặt sàn đá lấp lánh dưới ánh mặt trời, thì đủ biết sự lâu năm của những chiếc cầu này.

Chị Cao Dục Bình giới thiệu rằng, cầu của Ô Trấn không chỉ là công cụ giao thông, mà còn chứa đựng một số tập tục dân gian.Chị nói :

" Ở đây chúng ta đã nhìn thấy nhiều loại cầu có hình dạng khác nhau như: cầu bằng, cầu vòm và cầu hành lang. Cầu cũng có mối liên quan tới phong tục tập quán dân tộc trong đời thường. Ngày 15 tháng giêng nông lịch là tết Nguyên Tiêu, chơi hoa đăng, chúng tôi đã vạch sẵn một lối đi, không quay lại lối cũ mà đi qua 10 chiếc cầu, để cầu may cho quanh năm thuận lợi, bình an".

Tại xứ nước, cầu là phong cảnh rất bình thường. Tại một nơi mặt sông rộng chưa tới 700 mét, mà đã có tới 8 chiếc cầu đá. Cũng có thể do niên đại xây dựng khác nhau, nên những chiếc cầu này muôn hình vạn dạng, phong cách cũng rất khác nhau, chẳng khác nào một viện bảo tàng cầu cổ.

Nhiều loại cầu khác nhau cùng bắc ngang trên sông, nối liền phong cảnh đôi bờ lại với nhau. Ngồi trong quán trà ở bờ bên này, cũng có thể nghe được tiếng huyên náo từ bờ bên vọng sang.

Cụ Thịnh Bảo Giang năm nay hơn 90 tuổi, sau bữa cơm trưa, cụ lại đến đường hành lang ở bên bờ sông cùng trò truyện với các bạn già của mình. Cụ sinh tại Ô Trấn, trước làm việc đồng áng. Năm 1949 sau khi thành lập nước Trung Hoa mới, cụ làm nghề buôn bán cho tới khi nghỉ hưu. Cụ nói:

"Khi nhàn rỗi tôi thường tới đây, cuộc sống rất thoải mái , no đủ, chẳng phải lo bận gì. Sau khi Ô Trấn thành lập khu phong cảnh, du khách đến du ngoại phong cảnh ở đây ngày càng đông. Ô Trấn là xứ nước cổ kính của đất Giang Nam".

Xứ nước Ô Trấn như một bức tranh họa đồ đang từ từ mở ra trước mắt chúng ta: Từ nơi khuất trong mù mây, bóng con thuyền mui đen đang từ từ lướt tới, chiếc cầu nhỏ, dòng nước biếc lăn tăn và toàn cảnh nhà cửa ở đây đang đi vào lăng kính của thợ quay phim, và cũng hiện rõ lên trong ánh mắt hân hoan của mỗi du khách. Đó là Ô Trấn, một xứ nước thơ mộng của đất Giang Nam thật khiến ta khó quên.