Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-08-03 18:02:36    
Dân tộc Mèo

cri
Dân tộc Mèo có dân số gần 9 triệu người, chủ yếu phân bố tại các tỉnh Quý Châu, Hồ Nam, Hải Nam, khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây...

Tổ tiên của dân tộc Mèo có thể ngược lên đến bộ lạc Suy Vưu từng sinh sống tại vùng Trung Nguyên thời xã hội nguyên thủy. Vào thời Thương Châu, tổ tiên dân tộc Mèo đã bắt đầu xây dựng "Tam Mèo Quốc" tại trung hạ lưu sông Trường Giang, làm nghề nông. Trong lịch sử, Dân tộc Mèo từng di dời nhiều lần, con đường di dời từ lưu vực sông Hoàng Hà đến Hồ Nam, Quý Châu, Vân Nam...

Dân tộc Mèo có ngôn ngữ của mình, thuộc chi ngữ Mèo, nhóm ngữ Dao Mèo hệ ngữ Hán Tạng. Trước kia không có văn tự dân tộc, thập niên 50 thế kỷ 20 sáng lập chữ phiên âm La-tinh. Hiện nay phần lớn người Mèo dùng tiếng Hán.

Âm nhạc và điệu múa của dân tộc Mèo có lịch sử lâu đời, dân tộc Mèo rất thích điệu múa khèn có kỹ nghệ rất cao. Các công nghệ thêu hoa, thổ cẩm, nhuộm, chế tạo trang sức, màu sắc rực rỡ, lừng danh trên thế giới. Dân tộc Mèo nhiều lễ tết, "tết Mèo", tết "ngày 8-4", tết "đua thuyền rồng" v.v. là ngày tết khá long trọng.

Leo sào

Leo sào là một loại hình hoạt động thi đấu truyền thống dân gian lý thú của dân tộc Mèo. Trước khi thi đấu, chọn ngày lành tháng tốt dựng lên cây sào, treo một ấm rượu, một xâu thịt, hai bánh trưng trên đỉnh sào. Lúc thi đấu, tuyển thủ leo sào chỉ được leo bằng hai tay, thân thể và chân không được tiếp xúc với cây sào. Khi leo đến đỉnh sào, lập tức mở nắp ấm và uống một hớp rượu, rồi dùng miệng cắn giải lụa buộc ấm rượu, sợi dây xâu thịt và bánh trưng, đầu chui xuống đất tụt xuống, ai xuống đến mặt đất trước mà không làm rơi một thứ gì là người giành được thắng lợi.

Văn hoá lịch sử của dân tộc Mèo thể hiện bằng văn học truyền miệng và nghệ thuật hoạ tiết trên trang phục và phục sức. Khác với nhiều dân tộc không có văn tự khác, dân tộc Mèo không những giữ gìn văn hoá truyền thống của mình bằng văn học truyền miệng, mà còn giữ gìn bằng các hoạ tiết trên trang phục và phục sức. Điều này thể hiện rất rõ trên các loại hoạ tiết thêu thuà của dân tộc Mèo. Các cụ già dân tộc Mèo thường lấy các loại hoạ tiết trên trang phục và phục sức làm đề tài giáo dục con em dân tộc Mèo về văn hoá lịch sử của dân tộc mình. Các loại đồ án trên trang phục là hình thức kể truyện của dân tộc Mèo, không những không bị mai một trong dòng chảy của lịch sử lâu đời, mà còn được phát triển phong phú thêm, có thể nói đến tấm trang phục tái hiện lịch sử, trở thành "sử sách phi văn tự" truyền kiếp của dân tộc Mèo.

Trong các loại đồ án trang phục và phục sức dân tộc Mèo, dòng chính là đồ án kể về lịch sử di dời bi tráng của tổ tiên dân tộc Mèo: Hoàng Hà, Trường Giang, đồng bằng, thành trì, hồ Động Đình, Tuấn mã phi nước đại... đó là một bộ sách lịch sử văn hoá về xã hội tổ tiên dân tộc Mèo, miêu tả đời sống và lịch sử của tổ tiên dân tộc Mèo, thể hiện sự thật lịch sử về tổ tiên dân tộc Mèo trải qua nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu, trèo đèo lội suối, lưu lạc tới đất khách quê người.

Đồ trang sức bằng bạc

Nói đến việc thịnh hành đồ trang sức bằng bạc, trên mảnh đất rộng bao la của TQ, chắc không có dân tộc nào hơn dân tộc Mèo. Nhất là ở lưu vực sông Thanh Thủy, lưu vực sông Đô Liễu và lưu vực sông Giải Dương, dân tộc Mèo sinh sống tại đó thật sự là một dân tộc bị ánh bạc bao bọc. Bên bờ sông Thanh Thủy, đồ trang sức bằng bạc trên người cô gái dân tộc Mèo từ đầu đến chân đều đeo, nặng hơn 20 g. Dân tộc Mèo ở nơi xa xôi hẻo lánh, cách xa nơi sản xuất bạc, văn hoá kinh tế tương đối lạc hậu, nhưng lấy đồ trang sức bẳng bạc khá đắt làm đẹp dân tộc mình, quả là một hiện tượng văn hoá độc đáo xuất hiện trước mắt chúng ta.

Chủng loại đồ trang sức bằng bạc của dân tộc Mèo rất phong phú, từ đầu đến chân, không chỗ nào là không có đồ trang sức đầu. Ngoài trang sức đầu, trang sức cổ ngực, trang sức tay, phục sức lưng ra, còn trang sức cả chân nữa.

Khèn

Khèn là loại kèn ô-boa truyền thống của người Mèo và được lưu truyền rộng khắp tại khu vực người Mèo. Theo văn hiến ghi chép, khèn đã có hơn 3000 năm lịch sử. Ngay từ đời nhà Đường, khèn đã được diễn tấu tại cung đình.

Khèn ngày nay có nhiều loại, chia thành khèn lớn, khèn vừa và khèn bé, gồm 3 phần ống, đầu và lưỡi gà. Loại khèn thường dùng 6 cây trúc, bên ngoài ống có lỗ, phía dưới có lưỡi gà bằng đồng cắm vào quả bầu bằng gỗ, mỗi lưỡi gà phát ra một âm thanh. Cứ 2 hoặc 3 ống khèn liên kết thành ống cộng hưởng. Khèn bé ngắn khoảng mười mấy xăng-ti-mét, còn khèn lớn thì dài tới 4 hoặc 5 mét.

Âm sắc của khèn trong sáng mộc mạc, nam nữ đều có thể diễn tấu. Từ xưa đến nay, khi diễn tấu khèn, đều phải phối hợp với múa, vừa thổi vừa múa. Theo phong tục khác nhau của các địa phương, hình thức diễn tấu của khèn cũng có phần khác nhau.

Hình thức diễn tấu của khèn rất đa dạng, trong đó tiêu biểu nhất là "khèn giẫm" được lưu hành tại vùng người Mèo ở miền đông nam tỉnh Quý Châu, có quy mô đồ sộ và là loại khèn rất lớn, thường do một dàn nhạc khèn cùng diễn tấu, vừa thổi vừa múa, quang cảnh nhộn nhịp bề thế; còn nữa là hình thức khèn muá đơn và muá đôi, giai điệu trong sáng; có nơi lưu hành loại khèn bé, trai thổi gái múa, tiết tấu hơi chậm và cũng rất độc đáo.

Ngoài ra, khèn không chỉ là một loại nhạc cụ dân tộc đơn thuần, trong thâm tâm người Mèo khèn còn là một vật thiêng liêng, quý giá, nhà nào cũng không thể thiếu được. Ngày tết, ngày mừng đám cưới hay là ngày xây cất nhà mới, mọi người đều thổi khèn, vừa múa vừa hát, để bày tỏ niềm hân hoan vui sướng của mình. Các bạn trẻ có tình tứ với nhau, cũng mượn khèn để thổ lộ tình yêu.