Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-08-03 15:34:04    
Giải quyết như thế nào trước việc bé biết sai mà vẫn làm ?

cri
Chúng ta sẽ giải quyết như thế nào trước việc bé biết sai mà vẫn làm ?Đối với việc này, có một số bậc cha mẹ bực tức, nóng nẩy, không biết làm thế nào. Họ không hiểu sao bé lại không nhớ lời cha mẹ căn dặn ? Vậy thì nguyên nhân là ở đâu ?

Thứ nhất là do bé không tự kiềm chế được. Trẻ thơ khó kiềm chế được những hành động và lòng ham muốn của bản thân, nghĩ thế nào là làm như thế, biết là sai những vẫn làm, đây chủ yếu là quyết định ở đặc điểm tâm lý của bé. Chẳng hạn như hay khóc là không ngoan, nhưng không chiều theo ý là bé khóc, bé biết rằng đồ chơi ở nhà trẻ là để cho các bạn cùng chơi, nhưng vẫn đi tranh đồ chơi từ trong tay bạn ...... Trẻ nhỏ thường chỉ muốn thỏa mãn han thích của mình trong chốc lát, mà quên việc giữ gìn kỷ luật.

Thứ hai là bé còn chưa hoàn toàn có thể phán đoán được những điều sai trái .

Theo đà ngày một lớn, bé ngày càng có nhiều cơ hội để tiếp xúc với xã hội, xung quanh cuộc sống hàng ngày của bé có những việc không lành mạnh, do bé còn chưa phân biệt được phải trái, lại hay tò mò, nên thường bắt chước.

Phương pháp giáo dục của gia đình và ở mẫu giáo không giống nhau, cũng trực tiếp ảnh hưởng đến sự tiến bộ của bé. Chẳng hạn cô giáo dạy các cháu hòa thuận với các bạn, không được đánh, cãi nhau, còn cha mẹ sợ con mình thua thiệt, có người nói với con: "đứa nào bắt nạt con, con đánh cho nó một trận. Đừng sợ, không được để người khác bắt nạt."Như vậy, khiến tư tưởng bé hỗn loạn hoặc mâu thuẫn trong hành động. Tuy đánh người khác là sai, nhưng có phụ huynh lại dung túng, nên bé không còn biết đến ai, vì vậy biết là sai nhưng bé vẫn làm.

Cha mẹ dậy dỗ không đến nơi đến chốn. Có nhiều người quá nuông chiều con, khi bé làm sai việc gì cha mẹ đều làm ngơ, không phê bình, thậm chí còn dung túng, che giấu. Bé không nhận thấy hậu quả sai trái của mình, cho rằng làm việc phải trái đều như nhau, đều cảm thấy bình thường.

Do người lớn chiều chuộng và không giữ nguyên tắc, nên trẻ nhỏ thường đạt mục đích của mình bằng cách quăng quật, hay phá phách. Người lớn nhiều lần chiều theo ý bé, khiến bé có ý thức muốn gì phải được nấy. Vì vậy, biết sai nhưng vẫn làm là thói quen ăn vạ người lớn của bé.

Phải coi trọng việc bồi dưỡng cho bé khả năng tự kiềm chế bản thân. Tự kiềm chế là một bản chất tốt đẹp, bồi dưỡng từ nhỏ có lợi cho bé cả đời. Muốn dạy cho bé biết tự kiềm chế, trước hết phải từ những việc nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày. Chẳng hạn như tối đến cả nhà ngồi xem ti vi, mỗi người một ý thích, nhưng không được để cho bé muốn xem tiết mục nào là cả nhà phải chiều theo ý bé, phải biết nghĩ đến người khác, cha mẹ phải nói cho bé hiểu được tại sao lại phải làm như vậy, để cho trẻ hiểu được nguyên tắc về hành vi mà biết tự kiềm chế bản thân, để rồi biết tự giác tuân theo kỷ luật của xã hội.

Khi bé có sai xót, không nên cho qua, nhất định phải nghiêm nghị nêu ra cho bé biết: việc gì nên làm, và việc gì không nên làm, đồng thời căn cứ mức sai lầm của bé, đưa ra biện pháp phạt bé, để bé biết được làm sai là sẽ bị phạt, mà nhớ cho kỹ. Đối với việc bé cố ý quăng quật, không nên để cho bé tiếp tục thói hư này, chúng ta phải nhận thức được thói hư, tật xấu của trẻ không phải hình thành trong một vài ngày, vì vậy, giáo dục cũng cần một quá trình tương đối dài, không được nóng vội, giúp bé dần dần biết tự tôn và tuân theo kỷ luật.

Các bậc cha mẹ đôi lúc cũng có sai xót trong vấn đề giáo dục con cái, chẳng hạn như bé có điều gì sai xót, không hỏi rõ đầu đuôi, đã đánh bé, hoặc theo chủ quan của mình uan uổng cho con. Sự việc qua đi, cha mẹ nên xin lỗi bé, đồng thời tỏ ý sau này sẽ sửa, tránh không xẩy ra những việc tương tự như vậy. Trước tấm gương của cha mẹ, bé sẽ phục và nghe theo những lời dạy dỗ của cha mẹ. Điều này rất có lợi trong việc dạy bé sửa chữa tính biết sai mà vẫn làm.

Cha mẹ có thể thông qua đặc điểm trẻ nhỏ hay bắt chước, có ý cho bé làm đi làm lại những việc làm tốt, để khắc phục và sửa chữa những thói hư tật xấu. Chẳng hạn như đưa bé đến nhà hàng xóm ngồi chơi, nói chuyện, để bé biết lễ phép, trước khi ăn cơm để bé so đũa, bê ghế,qua đó có thể rèn luyện cho bé biết quan tâm và tôn trọng người lớn, bảo bé dọn dẹp đồ chơi, để bé biết quý trọng đồ chơi và không làm đâu bỏ đấy. Như vậy nhất định sẽ đạt được hiệu quả tốt.