Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-08-03 15:34:04    
Phải tôn trọng lòng tự trọng của trẻ thơ

cri
Gần đây phó giáo sư Từ Minh của sở nghiện cứu giáo dục trẻ thơ thuộc viện nghiên cứu khoa học, giáo dục BK nêu ra, hiện nay, có nhiều bậc cha mẹ chỉ chú ý đáp ứng nhu cầu về vật chất cho con cái, mà coi nhẹ nhu cầu tâm lý của trẻ thơ.

Phó giáo sư Từ Minh giới thiệu, trẻ thơ có nhu cầu rất mãnh liệt đối với các trò chơi, các trò chơi lại là cách học tập tốt nhất của bé, tất cả quá trình học tập của bé đều có thể thực hiện qua các trò chơi. Các trò chơi có thể nói là "công việc" quan trọng nhất của bé, nhưng có một số bậc cha mẹ lại nhìn vấn đề trò chơi của con trẻ bằng cách nhìn nhận của người lớn, cho rằng chơi đùa chỉ lãng phí thời gian, nhưng sự thực chứng minh, chính là do trong giai đoạn tuổi thơ không được chơi đùa thoải mái, khiến nhiều người phát triển chậm hoặc phát triển không bình thường.

Giáo sư Từ Minh nêu ra, chỉ có ở trong trạng thái tâm lý thoải mái, trẻ nhỏ mới muốn học tập và hoạt động. Do năng lực của bản thân có hạn, có lúc bé đi dép trái, không cẩn thận làm vỡ cốc. Thực ra đây là những việc rất bình thường, nhưng người lớn thường coi những việc này là khuyết điểm của bé và phê bình bé. Bé trưởng thành trong môi trường như vậy, sẽ cảm thấy sợ hãi, tinh thần luôn ở trong trạng thái căng thẳng, lâu ngày sẽ hình thành tính nết căng thẳng, dè dặt, cứng nhắc.

Trẻ thơ có tính hiếu kỳ bẩm sinh , hay tò mò, nhìn thấy cái kéo , bé có thể cầm kéo cắt thử, những hành vi tìm tòi này này là biểu hiện "chủ động học tập" của bé, nhưng trong con mắt của một số người lớn thường cho là bé nghịch ngợm, quấy rối, không ngoan ngoãn. Ngăn cản ham muốn học hỏi của trẻ, có thể sẽ ảnh hưởng cả đời bé mà không thể thay đổi được.

Ngoài ra, chỉ có chuyện trò với người khác, bé mới học được cách, quy luật và kỹ xảo giao tiếp v v...Sự Thực chứng minh, những vướng mắc về tâm lý của người lớn có quan hệ trực tiếp với việc hồi nhỏ không được giao tiếp thoải mái.

Điều không thể coi nhẹ là, trẻ nhỏ mong muốn được sống trong tình thương yêu. Từ 0 đến 3 tuổi là thời kỳ phát triển tình cảm quan trọng nhất của con trẻ, nếu như bé gây dựng được tình cảm thân mật một cánh ổn định với gia đình, thì tính tình của bé tương đối ổn định, vui vẻ, lớn lên tinh thần tích cực sẽ chiếm chủ đạo. Nếu như người lớn không chú ý đến nhu cầu của bé, có thể sẽ khiến bé hình thành tính tình lạnh nhạt, ít nói, không bộc lộ tình cảm.