Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-08-03 15:34:04    
Sự thuận tiện về xem sách báo ở Hồng Kông

Xin Hua
Ở Hồng Kông, mọi người có thể cảm thụ thấy nhiều thuận tiện, như thuận tiện về giao thông, thuận tiện về mua sắm.v.v... Nhưng nhiều người không chú ý tới hay không biết sự tiện lợi trong việc xem sách báo ở Hồng Kông.

Hồng Kông có 70 thư viện , chưa bao gồm thư viện của 8 trường đại học , trong đô thị 6 triệu 800 nghìn dân số, không đầy 100 nghìn người có một thư viện. Kể cả những hòn đảo cách xa khu phố phồn hoa, mọi người vẫn có thư viện để xem mượn sách báo. Ngoài ra còn có một số trạm sách báo lưu động, định thời gian và định điểm phục vụ cư dân Hồng Kông.

Đảo Hồng Kông là nơi có thư viện nhiều nhất, hòn đảo chiếm diện tích khoảng 8 o/o Hồng Kông, nhưng có 14 thư viện qui mô lớn nhỏ, chiếm 20 o/o tổng số thư viện Hồng Kông. Thư viện nổi tiếng nhất, thiết bị hoàn thiện nhất Hồng Kông là thư viện Trung Ương Hồng Kông, nằm ở Tong-luo-wan đảo Hồng Kông. Thư viện cao 12 tầng, tổng diện tích gần 34 nghìn mét vuông, cất giữ hơn 1 triệu 630 nghìn cuốn sách.

Thư viện ở Hồng Kông mở cửa tiếp đón tất cả mọi người. Bất kể độc giả ở đâu đến, cũng không cần bất cứ giấy tờ gì, thậm chí không một xu dính túi đều có thể vào xem sách đàng hoàng. Đa số các thư viện còn mở khu vực học tập hoặc phòng sách báo cho nhi đồng, thư viện Trung Ương còn có phòng sách báo đồ chơi.

Ở Hồng Kông, bước chân vào thư viện như đi vào siêu thị vậy, độc giả có thể lựa chọn nhiều cuốn sách báo theo ý muốn của mình, sau đó tìm chỗ ngồi mình thích : Muốn thỏa mái thì ngồi sa-lông, muốn thuận tiện thì ngồi nơi có bàn ghế, nếu có kế hoạch xem sách cả ngày thì tìm chỗ ngồi có cửa sổ hướng ra biển. Khi xem sách mỏi mắt thì phóng tầm mắt ra vịnh Victoria xanh biếc, có thể nói là một sự hưởng thụ trên đời.

Hệ thống thư viện của Hồng Kông đã toàn bộ tin học hóa và nối mạng cả Hồng Kông. Thông qua mạng, độc giả cho dù mượn sách ở thư viện khác, nhưng có thể trả sách ở bất cứ thư viện nào, thậm chí sau giờ thư viện mở cửa có thể để sách vào quầy trả sách đặt ở ngoài thư viện, mà không cần làm bất cứ thủ tục gì. Ngồi ở nhà cũng có thể lên mạng hoặc gọi điện thoại xin kéo dài thời gian mượn sách, hẹn mượn tư liệu sách báo.v.v...

Càng ngày càng nhiều cư dân Hồng Kông được hưởng dịch vụ học tập thỏa mái thuận tiện. Năm 2002, các thư viện Hồng Kông cho mượn hơn 100 nghìn cuốn và bộ tư liệu sách báo. Thư viện Trung Ương khánh thành mở cửa mới 3 năm, mà đến nay đã tiếp đón 20 triệu lượt độc giả , bình quân mỗi ngày tiếp đón 16 nghìn lượt người.

Ở thư viện thường trông thấy cảnh cả gia đình già trẻ gái trai con cái cùng đến : Người già thì đến phòng đọc báo và tạp chí, trẻ con thì đến phòng xem sách báo nhi đồng, người thành niên thì tùy theo ý thích của mình.

Có người từng phê bình cư dân Hồng Kông xem sách báo là để thư giãn chứ không phải là học tập, bởi vì họ quan tâm sách tranh châm biếm, sách hướng dẫn nấu ăn, hướng dẫn du lịch nhiều hơn . Chính quyền đặc khu đã đưa ra văn kiện về tư vấn văn hóa nhằm chuyển thư viện Hồng Kông từ thư viện thư giãn thành Trung tâm học tập suốt đời và Trung tâm văn hóa cộng đồng. Những thư viện lớn ở Hồng Kông tới tấp tổ chức các hoạt động đọc sách văn hóa, để nâng cao hứng thú và trình độ độc giả, như thư viện Trung Ương gần đây tổ chức tọa đàm văn học Hồng Kông, tổ chức diễn thuyết về "Nhà triết học đương đại và xã hội Hồng Kông hiện đại".v.v...