Bạn Đoàn Lưu Trương ở thị xã Tuy Hoà tỉnh Phú Yên tâm sự với Ngọc Ánh rằng, tôi là một người kém may mắn. Tôi nguyên là sinh viên khoa Vật Lý -kỹ thuật công nghiệp trường đại học sư phạm Quy nhơn. Bước chân vào trường chưa bao lâu, chưa được hưởng chọn vẹn cuộc đời của người sinh viên thì đã mắc chứng bệnh mắt hiểm nghèo. Cho nên đến năm thứ tư khi bạn bè ráo riết chuẩn bị cho kỳ thi cuối khóa thì tôi đành phải xa mái trường đại học.
Trong thư, bạn Lưu Trương nói rằng, đài truyền hình VTN2 có giới thiệu một giáo sư Đông y Trung Quốc chuyên khoa mắt, bạn mong Ngọc Ánh giới thiệu vị bác sĩ đó , nhưng bạn lại không cho biết họ tên và nơi công tác của bác sĩ đó.
Bạn Lưu Trương thân mến, đọc xong thư bạn, Ngọc Ánh bồi hồi rất lâu và hết sức đồng tình trước cảnh ngộ của bạn. Ở Trung Quốc có nhiều bệnh viện khoa mắt và có nhiều bác sĩ giỏi. Từ góc độ chữa bệnh mà nói, bệnh nhân nên trực tiếp tiếp xúc với bác sĩ thì tốt hơn. Cho nên đối với trường hợp bạn, Ngọc Ánh khuyên bạn trước hết hãy chữa trị tại các bệnh viện trong nước, như vậy vừa đỡ tốn kém lại có thể tránh được sự trao đổi khó khăn do bất đồng về ngôn ngữ. Theo Ngọc Ánh biết Viện Mắt trung ương Việt Nam nằm tại phố Bà Triệu Hà Nội là một trung tâm chữa mắt hàng đầu việt Nam, ở đây tập trung rất nhiều các giáo sư bác sĩ nổi tiếng về nhãn khoa của Việt Nam cũng như thế giới, như bác sĩ Nguyễn Trọng Nhân vv... tỉnh Yên Bái cách Hà Nội không xa, mong bạn nhanh chóng đến Viện mắt trung ương điều trị như vậy sẽ có lợi cho quá trình chữa trị. Mong bạn sớm ngày khỏi bệnh và trở lại ghế của giảng đường đại học. Ngọc Ánh mong chờ tin vui của bạn.
Lúc này trong tay Ngọc Ánh đang cầm bức thư của bạn Trang Thành Điệp tại đường Trần quang Diệu thành phố Cần Thơ. Trong thư, bạn Thành Điệp tâm sự với Ngọc Ánh rằng bạn bị bại liệt nửa người từ năm lên ba tuổi, nhưng bạn đã khắc phục nhiều khó khăn trong cuộc sống và vẫn đi học như bao người lành mạnh khác và đã lần lược đỗ hai bằng tú tài. Đến năm 1992, bạn Thành Điệp lại bị suy nhược cơ thể, nửa người bên trái không cử động được. Thế nhưng bạn đã vược lên khó khăn của số phận, hằng ngày kiên trì đọc báo nghe đài, đặc biệt là kiên trì theo học "tiếng phổ thông Trung Quốc" của Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc.
Qua những lời tâm sự trên đây của bạn Thành Điệp, tin rằng nhiều bạn và nhất là nhiều bạn trẻ đang có mặt bên máy thu thanh có được sự gợi ý nào đó rồi nhỉ? Trước khó khăn, chúng ta nên có thái độ lạc quan để khắc phục hay là có thái độ bi quan lẩn tránh? Tin rằng ai nấy đều có câu trả lời phù hợp với tính cách của mình. Lúc này, Ngọc Ánh muốn mượn mấy câu danh ngôn sau đây để tặng cho bạn Đoàn Lưu Trương, bạn Trang Thành Điệp và những bạn có cùng cảnh ngộ:
-Chúng ta là những người có hạn nhưng lại vô hạn về tinh thần, chúng ta sống vì đau khổ và vui sướng, những người ưu tú thường là qua sự đau khổ để tìm kiếm niềm vui.
-Hãy nhớ rằng, chỉ có những ai không sợ khó khăn, không lẩn tránh khó khăn, ngược lại dũng cảm đón hứng khó khăn để mà khắc phục, để mà loại trừ khó khăn mới là nhũng con người xuất sắc.
-Một con người nếu như sợ hãi đau khổ, sợ hãi bệnh tật, sợ hãi những điều bất trắc xảy ra, sợ hãy tử vong, thì người đ́o không thể nhẫn chịu được bất cứ những gì bất hạnh của cuộc sống.
-Có khi những điều bất hạnh của cuộc sống chính là bài học hữu ích trên đường đời của bạn.
-Công tác xuất sắc của con người thường là hoàn thành trong nghịch cảnh. Áp lực trong tư tưởng, thậm những đau đớn của da thịt rất có thể sẽ trở thành chất hưng phấn của tinh thần, khiến ta đi đến thành công.
-Chỉ cần chúng ta cế gắng không ngừng, bền bỉ phấn đấu thì không có khó khăn nào là không khắc phục được.
|