Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-07-27 10:11:08    
Học sinh I-rắc đàm thoại trực tuyến với bạn trên mạng Trung Quốc

Xin Hua
Ba ngày liên tục từ 15 đến 17 tháng 7, Tân Hoa Xã thường trú tại Bát-đa đã mời 3 học sinh I-rắc đang nghỉ hè đàm thoại trực tuyến với các bạn Trung Quốc qua mạng Tân Hoa. Có hơn 30 nghìn người Trung Quốc tham gia hoạt động này, họ đã nêu ra hơn 600 vấn đề với quí khách I-rắc, liên quan đến các mặt chính trị, kinh tế và đời sống xã hội.

Hai nguyện vọng lớn của học sinh tiểu học I-rắc:Thi lên đại học và người Mỹ rời khỏi I-rắc. Quí khách thứ nhất của chúng tôi là em Mô-ha-mét, năm nay 13 tuổi. Khi trả lời câu hỏi "Em có nhận xét gì đối với liên quân Mỹ Anh", em Mô-ha-mét nói: "Em không thích họ. Nếu em nói không thích họ , em sợ họ sẽ bắt giam em." Là một em nhỏ sống trong chiến tranh loạn lạc, em thừa nhận mình biết xử dụng súng và từng bắn chỉ thiên. Nhắc đến hoàn cảnh hiện nay, em Mô-ha-mét nói: "Do người Mỹ chiếm đóng, chúng tôi cảm thấy không có hy vọng. Có lẽ họ đi rồi, chúng tôi mới có thể chuyển biến tốt lên đôi chút. Về nguyện vọng lớn nhất hiện nay, em trả lời là thứ nhất là thi lên đại học, thứ hai là người Mỹ rời khỏi I-rắc, chúng tôi có thể có cuộc sống hòa bình.

Học sinh trung học I-rắc : hiện nay chỉ mong sống cuộc sống bình thường.

Là học sinh nữ lớp 11, Luer năm nay 17 tuổi có phần lo lắng về quan điểm của mình công khai trên mạng, do đó em đặt tên Luer trên mạng, em nói cho chúng tôi biết từ đó có nghĩa là "Quang minh". Em nói với các bạn Trung Quốc trên mạng, các em hiện nay còn chưa có cảm giác an toàn, rất ít người dám ra ngoài vào buổi tối. Có lúc quân Mỹ xộc vào lớp học, làm ảnh hưởng học tập của học sinh, nhưng "chúng em đều không sợ họ." Khi trả lời về vấn đề những phần tử vũ trang kháng chiến bắt cóc con tin, em và người nhà đều không chấp nhận cách làm bắt cóc con tin, cho rằng đó là hành vi đen tối. Em Luer nói, sau chiến tranh em cảm thấy tự do nào đó, nhưng lại mất đi sự an toàn và ổn định. Em nói, trong chiến tranh, các em rất hoảng sợ, đâu đâu cũng hỗn loạn và chiến đấu, mất điện, không có ga đốt, cướp giật bừa bãi.

1. Sinh viên I-rắc : Mong đóng góp nhiều cho quốc gia, ác cảm với quân chiếm đóng.

Anh Wa-li-de sinh viên năm thứ hai khoa thiết kế kiến trúc trường đại học Bát-đa dáng người tầm thước, ít nói, nhưng có việc là hay suy nghĩ. Anh nói với các bạn Trung Quốc trên mạng là, nguyện vọng lớn nhất hiện nay là học tập thật tốt, hoàn thành luận văn tốt nghiệp, sau này sẽ thiết kế thật nhiều nhà cửa đẹp đẽ cho tổ quốc mình.

Khi trả lời "Cuộc sống của các bạn sau khi quân Mỹ chiếm đóng Bát-đa có gì khác trước", anh thừa nhận có một số tiến bộ so với trước đây. Anh Wa-li-de nói, trước đây mọi người không được công khai phê bình chính quyền cũ, nhưng hiện nay mọi người có thể tự do bình luận, không còn sợ bị bắt bớ. Nhưng thời kỳ Xat-đam, mọi người có thể đi chơi đến sáng cũng không có việc gì, nhưng hiện nay ở đâu cũng không an toàn.

Anh không che đậy ác cảm đối với quân Mỹ chiếm đóng. Anh nói, rất bực khi gặp xe tăng Mỹ trên đường, đồng thời cũng sợ lính Mỹ nã súng bừa bãi. anh còn nói, đa số người I-rắc đều biết rõ, Mỹ xâm lược I-rắc là để "Khống chế khu vực vùng vịnh, xây dựng căn cứ quân sự và cướp đoạt nguồn dầu mỏ./.