Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-07-27 17:09:24    
Dân tộc Xa-la ngày nay

cri
Các bạn thân mến, ở vùng cao nguyên miền tây TQ, có một huyện tự trị dân tộc Xa-la tên là Tuần Hoá. Ở đây xung quanh có đồi núi bao bọc, sông Hoàng Hà, con sông lớn thứ hai TQ chảy qua đây. Dân tộc Xa-la, một trong những dân tộc thiểu số TQ sinh sống ở đây đời này sang đời khác, họ theo đạo Hồi, có bản sắc dân tộc độc đáo.

Hiện nay dân tộc Xa-la có số dân hơn 90 nghìn, toàn dân theo đạo Hồi. Tại trung tâm huyện lỵ Tuần Hoá có một đền thờ Hồi giáo lớn, hàng ngày chức sắc trong đền thờ tụng kinh Cô-ran để nhắc nhở những người dân tộc Xa-la theo đạo Hồi của làm lễ đúng giờ. Theo tập tục, phụ nữ dân tộc Xa-la đều phải đội khăn che mặt, phụ nữ chưa chồng đội khăn màu xanh, phụ nữ có chồng đội khăn màu đen hoặc màu trắng. Trang phục của đàn ông dân tộc Xa-la tương đối giản dị, thường chỉ đội một chiếc mũ trắng, là tiêu chí của người theo đạo Hồi.

Trong dân gian dân tộc Xa-la lưu truyền một truyền thuyết đẹp: 700 năm trước, không chịu nổi sự đè nén của kẻ thống trị địa phương, tổ tiên dân tộc Xa-la dẫn dắt dân tộc mình, dắt con lạc đà trắng chở Kinh Cô-ran từ Sa-ma-ơ-han vùng Trung Á, đi về phía đông để tìm một mảnh đất yên vui tự do. Trong lúc vượt qua một dãy cao, con lạc đà lạc đi mất. Ngày thứ hai, họ phát hiện một con suối trong xanh ở gần đấy, con lạc đà đi lạc đã hoá thành một tảng đá trắng. Dân tộc Xa-la đặt tên cho con suối này là "Suối Lạc đà", rồi định cư ở đây, khai phá đất hoang, từ đó an cư lạc nghiệp. Về sau, trong mắt người dân tộc Xa-la, suối Lạc đà đã trở thành biểu tượng dân tộc.

Bác Hàn Chiếm Tường năm nay hơn 60 tuổi, đã làm công tác nghiên cứu văn hoá dân gian dân tộc Xa-la lâu năm. Bác nói:

"Dân tộc Xa-la hình thành tại TQ, tháng 4 năm 1954 mới có dân tộc này, trước đó chỉ là một bộ lạc. Dân tộc Xa-la có ngôn ngữ nhưng không có chữ viết, tuy vậy văn học truyền miệng khá phát triển, về một ý nghĩa nào mà nói, truyền thuyết về con suối lạc đà đã khoả lấp một phần chỗ trống trong lịch sử dân tộc Xa-la."

Ở huyện tự trị dân tộc Xa-la Tuần Hoá, chúng tôi đã nhìn thấy con suối lạc đà trong truyền thuyết. Bên con suối trong xanh có một con lạc đà đá trắng nằm giữa bãi cỏ. Mấy trăm năm nay, nước suối trong suối lạc đà như dòng sữa mẹ ngọt ngào nuôi sống dân tộc Xa-la; con lạc đà trắng nằm bên suối đã chứng kiến phẩm chất cần cù chịu khó của dân tộc Xa-la, và chứng kiến đời sống mới của dân tộc Xa-la ngày hôm nay.

Trong dòng lịch sử lâu dài, dân tộc Xa-la từng trải qua biết bao gian nan thử thách như các dân tộc khác ở TQ. Cùng với việc thành lập nước Trung Hoa mới, dân tộc Xa-la mới thật sự làm chủ số phận của mình. Nhất là hơn 20 năm từ khi cải cách mở cửa đến nay, điều kiện sản xuất và đời sống của dân tộc Xa-la đã được cải thiện rõ rệt.

Công ty hữu hạn đồ dùng dân tộc Gia-i huyện Tuần Hoá là một doanh nghiệp dân tộc. Ông Hàn Hiểu Phong, người phụ trách doanh nghiệp này nói, thành lập doanh nghiệp không những mang lại lợi ích kinh tế và tạo việc làm cho Tuần Hoá, còn thảy đổi quan niệm lạc hậu không cho phép phụ nữ ra khỏi nhà. Ông nói:

"Trước đây, rất ít phụ nữ dân tộc Xa-la đi làm ở ngoài, thông qua thành lập doanh nghiệp này, rất nhiều phụ nữ nông thôn đã ra khỏi nhà và làm việc trong doanh nghiệp, vừa có thể tăng thu nhập kinh tế, vừa góp phần giành quyền bình đẳng phụ nữ."

Em Hàn Cúc Ngọc là một học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, hiện là thủ kho của nhà máy. Em nói:

"Vào đây làm việc, em học được nhiều thứ, ngoài học quản lý, học quay sợi, học máy vi tính ra, công ty còn cử em đi học tiếng Anh hai năm ở Học viện Ngoại ngữ Bắc Kinh. Em cảm thấy làm việc ở đây có không gian phát triển rất lớn."

Các bạn thính giả thân mến, dân tộc Xa-la là một dân tộc thích gần gũi với thiên nhiên, hầu như nhà nào cũng thích trồng hoa và trồng cây ăn quả trong vườn. Đến mùa xuân và mùa hè, trong vườn, các loại hoa hé nở, cây cối xum xuê; đến mùa thu, trái cây nặng trĩu, mùi thơm ngào ngạt. Người Xa-la thích sạch sẽ, luôn lau nhà dọn vườn, chỗ nào cũng sạch sẽ, gọn gàng.

Văn hoá dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo của dân tộc Xa-la rất độc đáo, hàng năm thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến Tuần Hoá. Những năm gần đây, du lịch phong tục dân gian dân tộc Xa-la khá phát triển tại vùng núi đẹp như tranh này.

Ông Hàn Tường Minh, nông dân dân tộc Xa-la làm nghề du lịch gia đình được mấy năm. Mười mấy gian nhà quét màu vàng của bác trông rất nổi bật, cây xanh và hoa tươi trong vườn làm cho khung cảnh quanh nhà tràn đầy sức sống. Ông Hàn Tường Minh rất đắc chí, ông nói, sắp đến mùa du lịch, cả nhà ông sẵn sàng đón khách. Ông nói, hàng năm nhà ông tiếp đón gần vạn người đến đây tham quan, du lịch.

Gần nhà ông Mình, còn có mấy nhà nông dân dân tộc Xa-la làm du lịch. Du lịch đã mang lại thu nhập khả quan cho họ, khiến mức sống của họ nâng cao rõ rệt.

Ông Lan Thiên, quan chức Cục du lịch huyện Tuần Hoá cho biết, Tuần Hoá sẽ thông qua phát triển du lịch thúc đẩy phát triển kinh tế. Ông nói:

"xét về mặt du lịch, Tuần Hoá có thể coi là cảnh quan thu nhỏ của cao nguyên Thanh Tạng. Tức là ở đây có thảo nguyên, có rừng nguyên thuỷ, có hồ Thiên Trì, có nền văn hoá Hoàng Hà, còn có màu sắc dân tộc và văn hoá tôn giáo..."

Ông Lan Thiên rất lạc quan về tương lai phát triển của du lịch huyện Tuần Hoá, ông nói, để làm phong phú thêm tài nguyên du lịch địa phương, mấy năm tới, huyện sẽ xây dựng hàng loạt điểm du lịch: cầu Hoàng Hà, đệ nhất phố Hoàng Hà, làng phong tục dân gian, nhà trưng bày xã hội dân tộc Xa-la.