Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-07-23 18:21:53    
Chu Khẩu Điếm—Di chỉ người Vượn Bắc Kinh

cri
Ra khỏi thành phố Bắc Kinh đi về phía tây khoảng 50 km là đến Chu Khẩu Điếm. Đây là một làng nhỏ nằm sâu trong hẽm núi ở ngoại ô Bắc Kinh, phía tây bắc là núi rừng trùng điệp, phía đông nam là vùng đất màu mỡ rộng bao la. Ở đây có một con sông gọi là sống Chu Khẩu uốn khúc chảy về phía nam. Gần làng có hai ngọn núi đá vôi nhỏ, trên núi có nhiều "long cốt"-một loại thuốc bắc nên mới được đặt tên là núi Long Cốt.

Bao đời nay người dân ở ngôi làng nhỏ miền núi không có tên tuổi Chu Khẩu Điếm này đời đời kiếp kiếp làm ruộng, lúc nông nhàn thi nung vôi bán lấy tiền.

Năm 1919, hai nhà khoa học Thụy Điển và Áo tên là An-đơ-xơn và Dan-xky đã tìm thấy hai chiếc rằng của loài người cổ trong lò vôi của nông dân nơi đây. Năm 1927, Giáo sư ngoại khoa người Ca-na-đa của bệnh viện Hiệp Hoà Bắc Kinh lúc bấy giờ đã gọi hai chiếc răng này là của "Người vượn Bắc Kinh" hay "Người vượn Trung Quốc", gọi tắt là "Người Bắc Kinh". Ngày 2-12-1929, Nhà cổ nhân chủng học Trung Quốc Văn Chung đã đào được một bộ xương sọ người Bắc Kinh nguyên vẹn tại tầng đất sét trong hang ở Chu Khẩu Điếm. Đây là một phát hiện quan trọng làm xôn xao giới khoa học thế giới. Trong khai quật sau đó các nhà khoa học Trung Quốc và nước ngoài cả thảy tìm được 6 hộp sọ, 12 mảnh xương sọ vụn, 150 chiếc răng và hơn 100 nghìn đồ đá của người Bắc Kinh dùng để đánh lửa và săn thú tại núi Long Cốt Chu Khẩu Điếm.

Từ đó ngôi làng nhỏ bé hẻo lánh này không còng yên tĩnh nữa, các nhà cổ nhân chủng học đã coi nơi đây làm cơ sở nghiên cứu về nguồn gốc của loài người, khám phá tình hình người cổ sinh sống ở đây vào 4-5 nghìn năm trước. Tháng 12-1987, là một trong những nơi phát tích của loài người, di chỉ Người Bắc Kinh đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc công nhận là di sản văn hoá thế giới.

Ông Thái Bỉnh Khê, phó giám đốc Viện bảo tàng Người vượn Bắc Kinh đã nghiên cứu về loài người cổ trong hơn 20 năm cho rằng sự phát hiện di chỉ này đã góp phần to lớn cho việc nghiên cứu người cổ Trung Quốc nói riêng và người cổ thế giới nói chung. Ông nói "Sự phát hiện di chỉ Người Vượn Bắc Kinh ở Chu Khẩu Điếm đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nghiên cứu lịch sử và tiến hoá của loài người. Trong thế kỷ 19, Đác Uyn đã đưa ra thuyết tiến hoá, nói về nguồn gốc của loài vật. Mác và Ăng-ghen đã đề ra Phép biện chứng tự nhiên, chứng minh từ lý luận lao động đóng vai trò trong quá trình tiến hoá chuyển từ vượn thành người. Đây chỉ là lý luận, sự tiến hoá của loài người cần được chứng minh bằng thực tế. Sự phát hiện di chỉ người Bắc Kinh Chu Khẩu Điếm đã chứng minh cho lý luận nói trên, nó đã nói rõ về nguồn gốc và tiến hoá của loài người. Có thể nói sự phát hiện này đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nghiên cứu người cổ Trung Quốc nói riêng và người cổ thế giới nói chung.

Ông Thái Bỉnh Khê nói, di chỉ người vượn Bắc Kinh Chu Khẩu Điếm đã khai quật trong 11 năm từ 1927-1937, sau do chiến tranh đã phải ngừng một thời gian khá dài. Sau khi Nước cộng hoà Nhân dân Trung Hoa thành lập năm 1949 đến năm 1966, các nhà khoa học Trung Quốc và nước ngoài luôn hợp tác khai quật di chỉ này. Nhưng việc khai quật thu được thành quả nhất vẫn là trong thập niên 30 của thế kỷ 20, lúc đó Chu Khẩu Điếm đã hội tụ rất nhiều các nhà khoa học nổi tiếng, qua các hoá thạch đào được họ phát hiện vào khoảng 400 đến 500 nghìn năm về trước, người vượn Bắc Kinh đã biết dùng lửa để sưởi ấm và nướng thức ăn, họ sống trong hang động và dùng đồ đá làm công cụ săn thú. Trọng lượng bộ não của người Bắc Kinh lúc đó không nặng như người ngày nay, chỉ có 1059 mg, người ngày nay là 1400 mg. Họ có thể đứng thẳng người và đi lại. Ước đoán chiều cao trung bình của họ là: nam 156cm, nữ 144cm. Tuổi thọ rất thấp, có tới 70 o/o số người chết trước 14 tuổi, người sống trên 50 tuổi rất hiếm, qua đó cho thấy cuộc sống của họ lúc đó kham khổ đến mức nào.

Từ năm 1933-1934, việc khai quật trong hang Long Cốt ở Chu Khẩu Điếm do nhà khoa học Trung Quốc Bùi Văn Trung phụ trách đã tìm được 3 hộp sọ của người cổ cách đây 27 nghìn năm, vì sự phát hiện này là ở trong hang đá nên được đặt tên là "người ở hang đỉnh núi", thể chất của họ có tiến bộ rõ rệt so với người vượn Bắc Kinh, họ biết cách đánh lửa, dùi, mài...và còn có quan niệm về sự đẹp. Các nhà khảo cổ học cho rằng "Người ở hang đỉnh núi" cũng là tư liệu hiện vật quan trọng về sự tiến hóa của loài người.

Ông Thái Bỉnh Khê nói di chỉ người Bắc Kinh ở Chu Khẩu Điếm không chỉ mở cửa đối với du khách mà còn mở cửa đối với các nhà khoa học.