Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-07-22 17:36:42    
Ngoại cảnh Thái Sơn trong mùa thu

cri
Núi Thái Sơn nằm trên địa bàn thành phố Thái An tỉnh Sơn Đông miền đông Trung Quốc, rộng trên 2 nghìn km vuông, khu phong cảnh rộng 426 km vuống. Thái Sơn có hơn 300 ngọn núi và vách núi, hơn 260 khe suối và thác nước, hơn 20 nghìn cây cổ thủ thuộc loại gỗ qúi, 34 chùa chiền cổ và hơn 100 di chỉ cổ. Ngoài ra còn có hơn 2 nghìn tấm bia khắc chữ và tượng phật trên các vách đá, được mệnh danh là Viện bảo tàng nghệ thuật khắc chữa đá và tượng phật của các triều đại ở Trung Quốc. Phong cảnh thiên niên và cảnh quan nhân văn kết hợp hài hoà với nhau, khiến Thái Sơn là một trong những khu du lịch nổi tiếng ở Trung Quốc. Năm 1988 Thái Sơn được Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc công nhận là di sản thiên nhiên và di sản văn hóa thế giới.

Ông Trần Phong, Phó giám đốc Sở du lịch Thái An cho biết, Thái Sơn được hình thành vào giữa kỷ Tân Sinh 30 triệu năm về trước, do hoành tráng hùng vĩ mà nổi tiếng thế giới. Phía đông Thái Sơn là biển, phía tây là con sông Hoài Hà, trông chẳng khác nào như một cột trụ sừng sững giữa bầu trời phương đông.

Thái Sơn vừa cao lại hùng vĩ, đồi núi trùng điệp tạo nên sự chênh lệch mạnh so với sông biển và đồng bằng xung quanh, khiến mọi người có cảm giác trông các núi khác đầu thấy rất nhỏ bé. Là hình ảnh thu nhỏ của phương đông, Thái Sơn được mệnh danh là "Núi Thánh" hay "Bậc đế vương". Theo sử sách ghi lại trong lịch sử từng có 72 vị vua đến đây dâng hương lễ phật và tổ chức các hoạt động tế lễ long trọng. Do đó trên núi Thái Sơn có rất nhiều kiến trúc cổ, điều này đã tạo nên ý nghĩa văn hoá đặc sắc cho ngọn núi vốn bình thường này.

Có 3 đường lên núi Thái Sơn. Nếu leo bộ có thể đi từ Đại Tông Phường ở chân núi, đi theo đường giữa với hơn 6700 bậc. Nếu đáp xe lên núi thì đi từ quảng trường ở chân núi, đi qua Đào Hoa Dụ, xuyên qua các cánh rừng và khe suối lên thẳng tới đỉnh. Nếu muốn ngắm phong cảnh nằm sâu trong núi thì hãy đến khu phong cảnh Đông Thiên Trúc. Phần lớn du khách đều đi đường giữa lên núi Thái Sơn. Như vậy vừa có thể ngắm cảnh thiên nhiên ở trên và dưới chân núi, tham quan các khu phong cảnh nằm rải rác.

Ông Trần Phong, phó giám đốc Sở du lịch thành phố Thái An cho biết, thành phố đã đầu tư 250 triệu Nhân dân tệ cho 10 dự án với 153 hạng mục, bao gồm bảo vệ môi trường, xanh hoá, tu bổ văn vật, cấp điện, thông tin...góp phần xúc tiến to lớn việc xây dựng cơ sở hạ tầng của Thái Sơn.

Một du khách Nhật Bản bày tỏ rất hài lòng về việc bảo vệ của khu phong cảnh Thái Sơn. Ông nói, Thái Sơn rất xứng đáng là "danh sơn đệ nhất của Trung Quốc". Thái Sơn là di sản của Trung Hoa, là cầu nối lịch sử với ngày nay. Chúng tôi rất vui mừng khi thấy Thái Sơn được bảo vệ giữ gìn rất tốt, bởi đây còn là biểu tượng của lịch sử.

Đến du lịch Thái Sơn, ngoài leo núi phóng tầm mắt và chơ ngắm cảnh mặt trời mọc ra, còn có thể tham gia một số lễ hội của địa phương như: Hội chùa Đông Nhạc, Ngày hội leo núi Quốc tế Thái Sơn...

Hội chùa Đông Nhạc được bắt nguồn từ đời Nhà Đường cách đây hơn 1400 năm, là một bộ phận quan trọng của văn hóa Thái Sơn. Trong thời gian lễ hội, những người hành hương và du khách đến đây rất đông, các hoạt động liên hoan văn nghệ, biểu diễn xiếc, triển lãm...càng thêm thu hút du khách.

Thái Sơn còn có một hoạt động rất nổi tiếng là Ngày hội leo núi Quốc tế Thái Sơn. Ông Trần Phong cho biết du khách trong và nước ngoài đến Thái Sơn du lịch ngày càng nhiều. Những năm gần đây du khách các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Sin-ga-po, Mỹ, Ca-na-đa...đến đây du lịch khá đông. Sau này chúng tôi sẽ tăng cường quảng bá giới thiệu Thái Sơn với thế giới, khiến thế giới hiểu biết về Thái Sơn và có càng nhiều bạn bè quốc tế đến Thái Sơn du lịch.