Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-07-26 14:55:16    
Dân tộc Lê

cri
Dân tộc Lê là một trong những dân tộc thiểu số ở Trung Quốc, chủ yếu cư trú ở miền nam tỉnh Hải Nam. Tỉnh Hải Nam có hơn 30 dân tộc như dân tộc Hán, dân tộc Lê, dân tộc Hồi v.v.. Theo kết quả nghiên cứu khảo cổ, dân tộc Lê là cư dân sớm nhất sinh sống trên đảo Hải Nam, từ thời cổ đại xa xưa tổ tiên dân tộc Lê đã làm nương làm rẫy trên mảnh đất này, và để lại nền văn hoá dân tộc độc đáo và kỹ thuật dệt gấm hoa lệ trên đời

Từ thập kỷ 90 thế kỷ 20, cuộc sống của dân tộc Lê đã có sự thay đổi lớn lao, bà con từ trên núi cao xuống đồng bằng, bỏ thói quen phát nương làm rẫy, trồng các loại cây nông nghiệp và cây kinh tế. Trên đường đến thăm gia đình bà con, hai bên con đường sỏi đá thẳng tắp là những vườn xoài một màu xanh biếc lá cây, xe con lướt trên đường mát rượi. Nếu bạn đến thăm bà con vào mùa hè, sẽ nhìn thấy vườn cây trĩu quả vàng ươm, cảnh ấy mới đẹp làm sao.

Khi nói đến quá trình vươn lên làm giàu của bà con dân tộc Lê, cục phó Cục Tôn giáo huyện Lâm Thủy nói:

"Kể từ năm 1993, huyện Lâm Thủy bắt đầu thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, chính quyền đã đưa ra ba giải pháp: một là trồng cây ăn quả trong muà đông, hai là phát triển trái cây nhiệt đới, ba là mở rộng ngư nghiệp biển. Hiện nay, huyện Lâm Thủy đã giải quyết vấn đề ấm no."

Chúng tôi vào thăm gia đình ông Hồ Hảo Xuân, ngôi nhà hai tầng mới xây ẩn hiện trong vườn xoài tốt tươi. Trong phòng khách đặt chiếc tivi màu 25 in, bàn ghế tủ tường kiểu dáng mới không thua kém bà con trong thành phố. Chiếc tủ khử độc để ở góc nhà trông rất mới lạ, đồ điện gia đình dân thành phố sính dùng bấy lâu nay xuất hiện trong gia đình bà con dân tộc Lê, cho thấy không những cuộc sống vật chất của bà con đã được cải thiện rõ rệt mà cuộc sống văn hoá và ý thức vệ sinh cũng được nâng cao. Khi nói về việc xuống núi trồng cây xoài, ông Xuân xúc động nói:

"Hồi đó ông bí thư động viên tôi xuống núi định canh định cư. Tôi là người đầu tiên trồng cây xoài, bảy năm nay tôi đã trồng được 20 mẫu, năm ngoái nguyên bán xoài gia đình tôi đã có thu nhập 50 ngàn tệ. Tháng bốn năm nay, tôi xây nhà mới, mua xe máy và các thứ đồ điện gia dụng. Bây giờ rất nhiều bà con xuống núi sinh sống và trồng xoài, tôi thường chỉ đạo bà con kỹ thuật trồng xoài nhằm giúp bà con giầu lên bằng đôi tay của mình."

Trước kia, bà con dân tộc Lê chủ yếu sinh sống trên núi cao, quen phát rẫy làm nương, cây lương thực chỉ vẻn vẹn có ngô. Từ ngày Đảng và nhà nước thực hiện chính sách cải cách mở cửa đến nay, chính quyền địa phương động viên bà con xuống núi định canh định cư và giúp bà con cây giống, trồng các loại cây kinh tế. Để bà con nông dân nắm được kỹ thuật trồng cây xoài, chính quyền huyện Lâm Thủy cử kỹ thuật viên xuống hướng dẫn bà con, ngoài ra, huyện còn tăng cường đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở, đặc biệt là giao thông vận tải, thực hiện chương trình đường bộ đến tận từng bản từng làng, đồng thời giúp bà con giải quyết vấn đề nước, điện, giải quyết vấn đề tiêu thụ xoài. Hiện nay, rất nhiều bà con đã có vườn xoài và coi vườn xoài là cây hái tiền.

Trong khi đi thăm vườn xoài, cục phó cục nông nghiệp huyện Lâm Thủy Trần Ngân Hải không kìm nổi xúc động hát bài "quả xoài" lưu hành trong dân tộc Lê những năm gần đây cho chúng tôi nghe.

"Chính sách của đảng thật là tốt, nhà nào cũng có vườn xoài, chỉ cần ra sức quản lý, tương lai của bà con nông dân rất tươi sáng ..."

Nhờ sự ủng hộ và giúp đỡ của chính quyền, với bàn tay khéo léo của mình, bà con dân tộc Lê đã giàu lên, nhưng vẫn giữ truyền thống dân tộc và ngày tết của mình.

Ngày 3 tháng 3 âm lịch là tết long trọng nhất của bà con dân tộc Lê. Cục phó cục nông nghiệp Trần Ngân Hải cho biết:

"Mồng 3 tháng 3 hàng năm, dân tộc Lê tổ chức lễ hội ca hát, đám cưới, bà con tập trung vui tết, ca hát và nhảy muá."

Tổ chức lễ hội thường ở khoảng đất trống trong rừng cao su. Trên đầu là lá xanh, dưới chân là thảm cỏ, không khí mát mẻ, yên tĩnh, có lẽ vì thế mà lễ hội "mồng ba tháng 3" đã trở thành lễ hội tình yêu của thanh niên dân bản. Trước lễ hội nửa tháng, bà con đã bắt đầu chuẩn bị, đàn ông vào rừng săn thú, phụ nữ giã gạo làm bánh, thanh niên nam nữ chuẩn bị trang phục đẹp và quà tặng người yêu. Đến ngày lễ dùng con thú săn được và bánh làm đồ cúng tế, thờ cúng tổ tiên trong đền thờ, nếu không săn được thú, thì thịt một con gà thay thế. Chủ trì buổi lễ là người cao tuổi nhất trong bản.

Trong khi đó, bà con dân tộc Lê tập trung làm lễ cầu mong mùa màng bội thu, săn thú được nhiều. Các chàng trai khiêng thịt muối và rượu nếp đến nhà một cụ được tôn kính nhất trong bản để các cụ sum họp, ngồi trên lá chuối và lá đu đủ uống rượu. Các cô gái đeo vòng cổ, vòng tay và vòng chân, các chàng trai mặc áo mới ra ngoài bản hát đối, thông qua lời ca tiếng hát tìm nhiểu nhau. Nếu hai bên thấy mến nhau thì tặng quà cho nhau sau khi hát xong.

Muá sạp là một môn thể thao truyền thống được bà con dân tộc Lê ưa chuộng, mang đậm màu sắc địa phương. Mỗi khi đến ngày lễ tết quan trọng, hoặc ngày luá mới vào kho, dân tộc Lê đều tổ chức múa sạp, nhiều khi muá thâu đêm.

Dân tộc Lê theo chế độ gia đình phụ hệ, một vợ một chồng, người trong một gia tộc không được lấy nhau. Con cái lớn lên có phòng riêng ở. Thanh niên nam nữ tự do luyến ái, thường sum họp để thổi sáo mũi, thổi kèn, hát tình ca, tìm hiểu người yêu. Kết hôn phải được sự đồng ý của bố mẹ. Sau khi cải cách mở cửa, bà con dân tộc Lê cũng thực hiện kế hoạch hoá gia đình, mỗi cặp vợ chồng có thể đẻ ba con, nhưng phải cách nhau 4 năm. Cùng với việc triển khai kế hoạch hoá gia đình và đời sống bà con dân tộc Lê được cải thiện rõ rệt, quan niệm kế hoạch hoá gia đình đã được nhiều bà con chấp nhận và tự giác thi hành.