Côn khúc là một loại kịch cổ xưa của Trung Quốc . Nó bắt nguồn từ thành phố Côn Sơn tỉnh Giang Tô , cho đến nay đã có hơn 600 năm lịch sử .
Nghệ thuật sân khấu Trung Quốc tiêu biểu là Côn Khúc cùng với kịch cổ Hy Lạp và kịch cổ Ấn Độ được coi là 3 nền nghệ thuật sân khấu cổ xưa nhất trên thế giới .Trong đó , Côn Khúc là nghệ thuật sân khấu duy nhất giữ lại hình thức biểu diễn hoàn hảo cho đến ngày nay. Tháng 5 năm 2001 , nghệ thuật Côn Khúc Trung Quốc được Tổ chức giáo dục , khoa học và văn hóa Liên hợp quốc công nhận là di sản văn hóa truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại .
Khi trả lời phỏng vấn của phóng viên , cán bộ văn hóa thành phố Côn Sơn Mao Thuần Y cho biết , nghệ thuật Côn Khúc có vị trí rất quan trọng trong lịch sử văn học , sân khấu , âm nhạc , múa Trung Quốc , được coi là Tổ tiên của nghệ thuật sân khấu .
Thế nhưng cùng với sự phát triển của nền kinh tế , giống như các nghệ thuật dân gian Trung Quốc khác , nghệ thuật Côn Khúc cũng bị tác động mạnh mẽ . Làm thế nào để bảo vệ và phát triển nghệ thuật Côn Khúc là nhiệm vụ hàng đầu hiện nay của thành phố Côn Sơn . Bà Mao Thuần Y nói :
" Chính quyền thành phố đã tăng thêm đầu vào , chi khoản ngân sách chuyên dùng vào công tác bảo vệ , ngoài ra còn cử cán bộ chuyên môn phụ trách công việc này . Chúng tôi hàng năm đều tổ chức cuộc họp Côn Khúc , mời một số chuyên gia đến chỉ đạo công tác bảo vệ và phát triển Côn Khúc . Chủ yếu là tăng thêm sự đầu tư , khoản vốn này do chính quyền trợ cấp . "
Để tăng cường bảo vệ Côn Khúc , năm 1992 , thành phố Côn Sơn khánh thành Bảo tàng Côn Khúc , tổ chức không định kỳ cuộc trình diễn Côn khúc , việc này đã đóng vai trò tích cực thúc đẩy việc bảo vệ , kế thừa và phát triển nghệ thuật Côn Khúc .
Để phát triển và truyền bá nghệ thuật Côn Khúc , nhiều trường trung học và tiểu học ở Côn Sơn đã mở lớp đào tạo Côn Khúc , dạy các em có năng khiếu nghệ thuật học hát Côn Khúc , bồi dưỡng hứng thú và khả năng thưởng thức Côn Khúc cho các em .
Côn Sơn còn có hai hiệp hội Côn Khúc , những người tham gia đều là người Côn Sơn chính cống , họ có tình cảm nồng thắm đối với Côn Khúc . Hiệp hội Côn Khúc mỗi tuần có hai buổi hoạt động . Cụ Tiền Chấn Gia , năm nay 84 tuổi là người lớn tuổi nhất trong hội , Cụ Gia nói với phóng viên rằng :
" Tôi rất có hứng thú đối với Côn Khúc , miễn là có hoạt động Côn Khúc , tôi đều hăng hái tham gia . Tôi học hát Côn Khúc , một là để ôn lại lịch sử , hai là để thưởng thức lời hát , lời hát Côn Khúc rất nhã . "
Cùng với việc bảo vệ Côn Khúc , thành phố Côn Sơn còn tích cực tìm tòi con đường phát triển mới cho Côn Khúc . Chuyên gia nghiên cứu Côn Khúc Trần Triệu Hồng cho rằng :
"Chúng tôi để một số đoàn kịch giữ lại một cách tròn vẹn Côn Khúc , mặt khác , cần phải đổi mới , tham khảo và học tập những cái ưu tú của các loại kịch khác , thậm chí của nghệ thuật sân khấu nước ngoài , bằng không , nếu mất sự ưa thích của khán giả, một nền nghệ thuật cao nhã đến chừng nào cũng không có sức sống . "
|