Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-07-15 16:11:21    
Hoà Thuận--quê hương hoa kiều

cri
Tỉnh Vân nam miền tây nam TQ có một Huyện lỵ nhỏ tên là Đằng Xung, phía tây Huyện này tiếp giáp với Mi an ma, từng là một thành phố đá ngọc phỉ thúy nổi tiếng trên thế giới. Trong hơn 500 năm qua, rất nhiều đá ngọc đến từ Mi an ma đã được gia công tại đây, sau đó đưa sang các nước trên thế giới, của cải và cơ hội thương mại to lớn này, đã từng lôi cuốn nhiều người dân Đằng Xung đi ra nước ngoài làm nghề buôn bán đá ngọc. Nhiều năm sau, những người Đằng Xung đã từng bôn ba qua nhiều nước này trở về quê hương, dựng lên nhiều nhà cửa dung hòa giữa phong cách TQ và phương tây. Tại làng Hòa Thuận cách Huyện lỵ Đằng Xung khoảng 4 km, cho đến nay vẫn còn giữ lại được khá nhiều loại kiến trúc này.

Từ Đằng Xung đi hơn 10 phút đồng hồ đường xe thì đến làng Hòa Thuận. Vượt qua cầu là một ngôi làng nhỏ bé, cổ kính. Ngôi làng không lớn lắm, nhưng vẫn còn giữ được một số kiến trúc cổ. Trong làng hoa lá sum suê, có cây ăn quả xanh tươi mơn mởn, tấm bia đá đem phủ đầy rêu, có con đường mòn trải đá đang nép mình dưới bóng râm của cây lá, có dãy nhà cửa cổ kính nằm khuất sâu trên nẻo đường mòn chạy quanh co, có con trâu đá nằm giữa ngôi làng, tất cả đều chìm ngập trong một màu xanh thắm.

Hòa Thuận là một ngôi làng nhỏ với mấy nghìn dân. Nên hầu như nhà nào nhà nấy đều kín cổng cao tường và mỗi nhà đều có bàn thờ cúng tổ tiên, mỗi kiến trúc đều có khí thế hùng vĩ, vật liệu khá cầu kỳ, và công làm cũng rất tỷ mỷ. Tại một ngôi nhà nọ, chúng tôi đã nhìn thấy một nét khác lạ là, chỉ đơn cử một khung cửa sổ thôi, mà đã có tới hơn một trăm kiểu khắc họa khác nhau, mà không hề trùng lặp. Hơn nữa, phần lớn các kiến trúc ở này đều có kết cấu và trang trí dung hòa giữa kiểu cách TQ và phương tây. Như vật liệu trang trí thì có nghệ thuật song sắt kiểu Anh, gỗ Ấn Độ. Còn về phong cách, thì ở đây đâu đâu có cửa vòm tròn kiểu châu Âu, đỉnh tháp ngọc kiểu I xlam, ban công của các nước vùng Đông Nam Á v v.

Ông Đổng Bình một nhà văn nổi tiếng tại địa phương nói rằng, phần lớn người làng Hòa Thuận đi làm buôn bán ở bên ngoài, sau khi có tiền rồi trở về, họ đều bỏ tiền của ra xây đựng nhà cửa. Ông nói :

" Một là xây nhà cửa cho con cháu, mặt khác xây dựng từ đường hoặc chùa chiền , mong thần linh phù hộ cho người nhà bình an".

Phần lớn người Hòa Thuận đi buôn bán đá ngọc tại nước ngoài sau khi trở về quê hương, để bù đáp lại tình thương yêu và mong đợi của cha mẹ và vợ con, họ đã bỏ tiền ra xây dựng nhà cửa rầm rộ, họ mua ruộng tậu đất. Do họ đã đi qua khá nhiều nước, nên nhà ở của họ ít nhiều cũng mang đậm phong cách phương tây. Nhưng không chỉ riêng có nhà ở, mà ngay đến những đồ dùng bám đầy bụi trong các ngôi nhà cũ, cũng đều đến từ năm châu bốn biển. Nghe nói, người Hòa Thuận đã từng dùng ngựa thồ rất nhiều mặt hàng của hơn 30 nước trên thế giới đem về nhà

Chị Lý Xuân Bạt là người đời đời kiếp kiếp sống tại làng Hòa Thuận. Khi chúng tôi đến nhà chị, chị đã chỉ từng đồ vật trong nhà, kể với chúng tôi về lai lịch của chúng.Chị nói :

"Bộ đồ pha lê này là hàng của Anh; Hòm sắt này là của Đức; Thùng mỡ kia cũng là của Anh; Còn thùng đựng nước và gáo nước này là hàng Nhật".

Nhưng điều khiến chúng tôi ngạc nhiên nhất là trong các ngôi nhà sang trọng này, phần lớn đều không có người ở, có khá nhiều ngôi nhà đều nhờ người thân và bè bạn trông hộ. Thì ra, chủ nhân của những ngôi nhà này phần đông đều đã di cư sang các nước Mi an ma, Mỹ, Ca na đa, Thái Lan v v. Nhìn những cánh cổng lớn và cột buộc ngựa đã phai màu, khiến ta có thể liên tưởng được cảnh tượng chủ nhân buộc ngựa ra vào nơi đây thời bấy giờ, còn vòng cửa sắt và khóa đồng đã hoen rỉ bởi qua hơn nửa thế kỷ kia, lại hầu như đang mách bảo với chúng ta sự vắng mặt đã lâu năm của chủ nhân nhà này.

Ông Doãn Thúy Bản là một người trông coi nhà cửa, ông ngày nào cũng đến trông coi một ngôi nhà cũ ở đây. Ông nói:

"Chủ của ngôi nhà này tên là Lý Hưng Tường, gọi tôi bằng chú họ, ngôi nhà này đã dựng được 78 năm. Chủ nhân đã di cư sang Mi an ma, nay nhà chỉ bỏ không. Tôi ngày nào cũng đến đây tưới hoa, sau đó lên xuống lầu kiểm tra một lượt rồi mới về nhà".

Người dân làng Hòa Thuận đã đi khắp chân trời góc biển, họ đem lại cho quê hương không chỉ có đá ngọc và nhà cửa sang trọng, mà còn đem lại cho quê hương những tư tưởng mới, văn hóa mới và phương thức sinh hoạt mới của nước ngoài. Hơn 100 năm trước, ở đây đã có Hiệu chụp ảnh, Phòng khám bệnh, Đoàn kịch nói. Đội bóng đá v v. Có người còn đem máy in về xây dựng xưởng in. Có người thậm trí còn dựng công viên ngay trước cửa nhà mình. Trong số những kiến trúc vượt thời đại này, nổi tiếng nhất là thư viện Hòa Thuận.

Thư viện này đã có gần 80 năm lịch sử, do thanh niên Hòa Thuận sống tại Mi an ma quyên tặng, nó từng là vật kiến trúc cao nhất tại địa phương. Thư viện Hòa Thuận cũng như một số kiến trúc khác tại địa phương, đâu đâu cũng phảng phất dáng dấp kiểu phương tây, chỉ nói riêng cánh cổng lớn của thư viện này thôi, cũng là hàng đặt mua tại nước Anh.

Thư viện Hòa Thuận ngày nay tuy không còn được huy hoàng như năm xưa, nhưng nó vẫn là nơi mà người Hòa Thuận thường lui tới . Khi chúng tôi đến tham quan nơi này, trong phòng đọc đã chật ních người. Trong đó có những học sinh mới tan học về, cũng có những ông lão mới làm xong việc đồng áng đưa theo cháu đến đây đang chăm chú đọc báo. Tại một gian phòng khác, còn thấy bày khoảng mấy chục máy vi tính để mọi người nhập mạng.

Người Hòa Thuận có một thói quen là hễ có tiền là quyên sách quyên tiền cho thư viện. Từ khi thành lập thư viện đến nay, hoạt động quyên góp này chưa bao giờ bị ngừng lại. Qua tích lũy nhiều năm, hiện nay lượng sách trong thư viện đã lên tới hơn 70 nghìn quyển. Ông Thốn Thời Sướng phụ trách thư viện giới thiệu rằng:

" Sau khi thư viện được xây xong, nó đã trở thành một ngọn đèn văn hóa sáng ngời ở miền biên thùy tỉnh Vân Nam. Hiện nay, thư viện này vẫn còn giữ được sức sống tươi trẻ của nó, luôn trong mấy chục năm nay vẫn chưa hề đóng cửa ".

Bánh xe lịch sử đã đi vào thế kỷ 21, nhưng cầu đá và dòng nước ờ Hòa Thuận hầu như không mảy may thay đổi, mọi vật vẫn êm ấm, đạm bạc và lặng lẽ như xưa. Cũng chẳng biết từ lúc nào, dưới mái hiên của những ngôi nhà vô chủ này lại có nhiều thêm tổ chim én, từng lứa chim khôn lớn đã bay đi, rồi lại quay trở về xây lại tổ ấm, nó có khác nào người Hòa Thuận đã đi khắp đó đây. Những sân vườn, cầu đá và con đường mòm quanh co ấy, có khác nào những nốt nhạc đang ngân vang từng truyện kể về các bậc tiền bối. Nó như một bản nhạc ngân nga không bao giờ dứt, như một quyện sách dày đọc không bao giờ hết. Đây phải chăng là sức quyến rũ vĩnh hằng của ngôi làng nhỏ bé xa xôi và hẻo lánh này.