Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-07-13 16:43:28    
Trào lưu di chuyển thủ đô trên thế giới

Xin Hua
Trên thế giới, do suy xét nhiều nguyên nhân như chính trị, kinh tế, dân số, xây dựng thành phố.v.v..., hiện tượng di chuyển thủ đô quốc gia từ thành phố này đến thành phố khác hoặc xây dựng một thủ đô mới không phải là điều mới mẻ. Sau khi kết thúc đại chiến thế giới lần thứ hai đến nay, trên thế giới đã có hơn 20 nước di chuyển thủ đô, còn có hơn 10 nước khác nêu ra kiến nghị di chuyển thủ đô. Sau đây là một vài ví dụ cụ thể:

Thủ đô Bra-xin : Từ Ri-ô-đê Ha-nê-rô đến Bra-xi-li-a

Lịch sử của Bra-xin --- Quốc gia lớn nhất châu Mỹ la tinh là miền bắc nghèo nàn miền nam giàu có, kinh tế phát triển hết sức không cân bằng. Ngay từ năm 1822 đã có người đề xướng chuyển thủ đô từ thành phố ven biển Ri-ô-đê Ha-nê-rô phồn vinh ở miền nam vào trong nội địa. Năm 1956, chính phủ Bra-xin chọn được địa điểm xây dựng thủ đô mới trên một mảnh đất hoang vu ở giữa miền tây trung bộ và đặt tên là Bra-xi-li-a. Tháng 4 năm 1960, thủ đô Bra-xin chính thức dọn đến Bra-xi-li-a. Sau khi chuyển đến nơi mới, Bra-xin lấy thủ đô làm căn cứ, đã mò mẫm ra con đường mới phát triển nông nghiệp dựa vào khoa học kỹ thuật trên thảo nguyên cây cối thưa thớt, không những thay đổi hiện tượng hai miền nam bắc phát triển không cân bằng, mà còn thúc đẩy nền kinh tế toàn quốc phát triển nhanh chóng. Bra-xi-li-a đã phát triển thành một đô thị nổi tiếng trên thế giới với hơn 2 triệu dân.

Thủ đô Ni-giê-ri-a : Từ La-gốt tới A-bu-gia.

Giữa thập niên 70 thế kỷ 20, thành phố La-gốt thủ đô Ni-giê-ri-a do vị trí địa lý nằm lệch về hướng tây, đi lại với các khu vực khác bất tiện, là một bến cảng lớn nhất toàn quốc và trung tâm công nghiệp phát triển lâu năm, mật độ dân số dày đặc, đường xá chật chội, vấn đề vệ sinh môi trường ngày một nghiêm trọng, khó có thể mở rộng thành phố. Tháng 10 năm 1979, chính phủ Ni-giê-ri-a chính thức phê chuẩn phương án thiết kế thành phố A-bu-gia thủ đô mới của Ni-giê-ri-a. Thành phố A-bu-gia nằm ở chính giữa toàn quốc. Trải qua nhiều năm xây dựng, A-bu-gia đã trở thành đô thị tráng lệ, cây cối um tùm, hoa tươi thơm ngát, chim hót líu lo.

Thủ đô Đức: Từ Bon chuyển đến Béc-linh.

Ngày 20 tháng 6 năm 1991, Nước cộng hoà liên bang Đức quyết định chuyển quốc hội và chính phủ từ thành phố Bon đến Béc-linh. Ngày 25 tháng 8 năm 1999, thủ tướng Đức Xrô-ê-đơ đã chuyển phủ thủ tướng đến Béc-linh theo kế hoạch. Đối với đa số người Đức , sau khi đất nước thống nhất , thì Béc-linh là đô thị thế giới duy nhất của Đức, là tượng trưng cho sự thống nhất của quốc gia và dân tộc. Di chuyển thủ đô đến Béc-linh tức là chuyển trung tâm chính trị nước Đức về phía đông 600 km, khiến nước Đức trở thành chiếc cầu nối liền giữa đông Âu với tây Âu. Ngoài ra, chuyển thủ đô cũng thúc đẩy sự phát triển của miền đông nước Đức.

Thủ đô Ca-dắc-xtan : Từ An-ma Ata đến An-xơ-tha-na

Ngày 10 tháng 12 năm 1997, tổng thống Ca-dắc-xtan tuyên bố An-khơ-mô-la thay thế An-ma A-ta, trở thành thủ đô vĩnh viễn của Ca-dắc-xtan. Tháng 5 năm 1998, thủ đô đổi tên là An-xơ-tha-na. Thủ đô mới An-xơ-tha-na nằm ở miền trung nước này, bắt đầu phát triển từng bước từ thập niên 50 thế kỷ 20, trở thành đầu mối giao thông đường quốc lộ và đường sắt quan trọng của miền bắc nước này. Chính phủ Ca-dắc-xtan cho rằng, có mấy lý do để di chuyển thủ đô : Thủ đô cũ An-ma A-ta phát triển gần tới cực điểm, môi trường sinh thái của thành phố ngày một kém, nằm ở biên giới miền nam cách xa khu công nghiệp phát triển. Thành phố nằm trên vành đai có nhiều động đất, uy hiếp đến sự an toàn của thủ đô./.