Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-07-13 16:26:19    
Nếu chẳng may con bạn thi trượt ?

cri
Mùa thi đã kết thúc, làm cha mẹ ai cũng mong muốn con học hành tiến bộ, thi cử đỗ đạt, nhất là trong thời gian con chuẩn bị thi không những các em phải học tập rất căng thẳng và chịu áp lực rất lớn mà cha mẹ ngoài việc chăm sóc, đôn đốc việc học hành, trong lòng lo lắng hồi hộp không kém gì các thí sinh. Nhưng thi đại học có thể nói là một lần tuyển chọn hay một lần sàng lọc gắt gao , mấy em thậm trí hàng chục em mới lấy một em , không phải ai cũng được tọai nguyện, nên chẳng may cháu thì trượt thi cha mẹ nên xử sự ra sao ?

Khi các em thi trượt , trước hết các em có giây phút ngỡ ngàng, khi không phủ nhận sự thực, đa số các em thấy mình phải mến trải một thất bại lớn đầu đời, vừa thua kém bạn bè, vừa mất cơ hội để tiếp tục vươn lên.

Với gia đình các em thấy mình khiến mọi người thất vọng, do vậy tâm lý các em hoang mang trầm trọng, tự cảm thấy buồn chán, cuộc sống bế tắc. Nhiều em cảm thấy xâu hổ , xa lánh mọi người. Đáng chú ý là có em xuất hiện ý nghĩ tiêu cực .

Tâm lý nặng nề đó đeo đuổi các em trong thời gian dài và trào lên vào những dịp như các bạn nhập trường , liên hoan, chia tay ..... Vì vậy, trong thời gian này các em cần sự cảm thông kịp thời của người thân và bạn bè hơn là những lời trách móc .

Về phần cha mẹ, hầu hết cha mẹ cảm thấy con không đậu là thất bại lớn của mình. Nhưng cách ứng sử với con cái có khác nhau .

Đa số cha mẹ hiểu được nỗi lòng của con trẻ, biết con đang khủng hoảng về tâm lý , đã nén nỗi buồn và tìm mọi cách để an ủi, động viên con. Ngoài ra còn vận động thêm các cô, chú, bác, nhất là bạn bè của con để hỗ trợ. Các em được đối xử như vậy sẽ cảm thấy nhẹ nhõm dần và tự rút được bài học, để xác định chí hướng cho năm học tới .

Nhưng cũng có nhiều bậc cha mẹ lại không làm được như vậy. Họ cũng thương con, nhưng lại quá thất vọng, xuất hiện tâm lý so sánh, xấu hổ với hàng xóm láng giềng và đồng nghiệp. Trong lúc suy nghĩ thua thiệt, họ trách móc, đay nghiến, thậm chí xúc phạm, sỉ nhục con cái, khiến không khí gia đình rất nặng nề. Những em gặp hoàn cảnh như vậy, thường sản sinh tâm lý tiêu cực, nỗi uất ức được nhân lên, dồn nén gây công hưởng khiến các em mất lý trí dẫn đến manh động. Có em bỏ nhà đi lang thang, hư hỏng. Đặc biệt là có em thấy tủi thân, không còn lối thoát, không thiết sống nữa. Lúc này cha mẹ có hối cũng đã muộn.

Vậy thì cha mẹ phải làm gì ? đó là câu hỏi mà rất nhiều phụ huynh phải trăn trở .

Trước hết trong quá trình chờ kết quả , cha mẹ không nên tỏ ra lo lắng, sốt ruột. Không nên hỏi con là bao giờ biết điểm và tất cả những thông tin về điểm thi, trường lớp ... Nếu có điều kiện hãy hướng cho cháu một con đường khác để các em yên tâm hơn về tương lai của mình, khi nghe tin thi trượt không bị sốc nặng .

Khi biết tin con thi trượt, hãy kịp thời động viên, quan tâm, chăm sóc hơn bình thường, giúp các em vượt qua giai đoạn khủng hoảng tâm lý này.

Cho dù các em trượt vì lý do ý thức học tập kém, thì lúc này cũng không phải là lúc lớn tiếng, trách mắng, hay xúc phạm. Điều đó sẽ chẳng mang lại ích lợi gì, hơn nữa cũng không thay đổi được sự thật. Nói như vậy không có nghĩa là cho qua, mà chờ lúc thích hợp phân tích, thậm chí ̀ phê bình, bằng không chúng ta sẽ đẩy cháu đi tới những phản ứng tiêu cực .

Hãy động viên các em ôn thi cho tốt rút kinh nghiệp để kỳ thi sang năm đạt thành tích tốt.