Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-07-12 17:51:06    
TQ ra sức bảo vệ và phát triển văn hoá dân gian dân tộc Thiểu số

cri

TQ là một quốc gia có 56 dân tộc. Ngoài nền văn hoá dân tộc Hán ra, 55 dân tộc thiểu số khác đều đã sáng tạo nên văn hoá độc đáo của riêng mình trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, tập tục xã hội, đời sống sản xuất v.v. Trong các nền văn hoá của các dân tộc khác nhau, có nhiều nền văn hoá là tài sản quý báu của văn minh nhân loài, có giá trị nghệ thuật rất cao. Nhưng cùng với sự tiến lên của xã hội, một số văn hoá dân tộc đang đứng trước nguy cơ bị mai một và cần được cứu lấy và bảo tồn khẩn cấp. Để duy trì tính đa dạng của văn hoá dân tộc, chính phủ TQ đang tiến hành điều tra, chỉnh lý và bảo vệ nền văn hoá dân gian của dân tộc thiểu số, để lưu truyền cho mai sau.

"Mu-ca-mu 12", một loại hình nghệ thuật hát nói dân gian được phổ biến rộng rãi trong khu tự trị dân tộc Uây-ua Tân Cương miền tây TQ với gần nghìn năm lịch sử. Hình thức biểu diễn của "Mu-ca-mu 12" là nghệ nhân dân tộc Uây-ua Tân Cương vừa kể chuyện vừa ca hát lịch sử dân tộc mình trong tiếng đệm của nhạc cụ dân tộc. Từ trước đến nay, hình thức biểu diễn này do tự phát kế thừa và phát triển, trải qua bao thời gian, loại hình nghệ thuật này đang đứng trước nguy cơ bị mai một. Bắt đầu từ thập niên 60 thế kỷ trước, chính phủ TQ đã tổ chức cán bộ chuyên môn đến Tân Cương thu thập và chỉnh lý những làn điệu và nội dung khác nhau của "Mu-ca-mu 12", đồng thời đào tạo diễn viên biểu diễn nghệ thuật hát nói này để bảo vệ và phát triển tốt hơn nữa nghệ thuật truyền thống dân tộc Uây-ua Tân Cương.

Đây chỉ là một trong những việc làm cụ thể trong việc bảo vệ văn hoá các dân tộc thiểu số. Những năm gần đây, các ban ngành hữu quan của TQ đã triển khai hàng loạt biện pháp tăng cường bảo vệ văn hoá các dân tộc thiểu số, từ xây dựng khung pháp lý, kiện toàn cơ chế quản lý đến các dự án bảo vệ cụ thể đều có biện pháp khá hoàn thiện. Bà Kim Tinh Hoa, vụ trưởng vụ tuyên truyền văn hoá của Ủy ban dân tộc nhà nước TQ cho biết:

"TQ hết sức coi trọng việc bảo vệ văn hoá truyền thống dân tộc và đã làm rất nhiều việc để thực hiện mục tiêu này. Thứ nhất là công tác lập pháp, chúng tôi đã bắt tay vào việc soạn thảo Luật bảo vệ văn hoá dân gian dân tộc; thứ hai là thành lập ban lãnh đạo và nhóm chuyên gia bảo vệ văn hoá dân gian dân tộc; thứ ba là tiến hành công tác thí điểm về việc bảo vệ văn hoá dân gian; thứ tư là tiến hành điều tra văn hoá dân gian dân tộc tại hơn 2000 thị xã TQ."

Để tăng cường bảo vệ văn hoá dân gian dân tộc thiểu số, năm ngoái, chính phủ TQ còn thực thi "Công trình bảo vệ và cứu vãn di sản văn hoá dân gian dân tộc", hiện nay có hơn 30 văn hoá dân gian dân tộc được xếp vào danh sách di sản văn hoá và được bảo vệ hữu hiệu.

Chẳng hạn như trường ca "vua Gơ-xa" được lưu truyền rộng rãi tại khu tự trị Tây Tạng, là một trong những di sản văn hoá dân gian dân tộc được chính phủ TQ xác nhận. Chính phủ TQ không những xuất bản bộ sử thi này bằng tiếng Tạng và tiếng Hán, mà còn in đĩa và thành lập đội văn nghệ chuyên biểu diễn Trường ca vua Gơ-xa cho bà con dân tộc Tạng xem. Gần đây, Trường ca "vua Gơ-xa" đang xem đăng ký di sản văn hoá truyền miệng và phi vật thể thế giới.

Song song với việc chính phủ TQ tiến hành bảo vệ văn hoá dân gian dân tộc thiểu số bằng hình thức luật pháp nhà nước, các chính quyền địa phương cũng căn cứ tình hình thực tế của địa phương mình có những biện pháp bảo vệ linh hoạt hơn. Tỉnh Vân Nam nằm ở miền tây nam TQ là tỉnh có dân tộc thiểu số nhiều nhất TQ, tỉnh này đã kết hợp công tác bảo vệ văn hoá dân tộc thiếu số với việc phát triển nền kinh tế thị trường, thông qua các phương thức du lịch, biểu diễn, trưng bày thúc đẩy công tác bảo vệ văn hoá, thúc đẩy kinh tế phát triển.

Ở một bản làng dân tộc Di tỉnh Vân Nam, trước đây dân bản sinh sống bằng trồng ruộng, tuổi trẻ dân tộc Di không có hứng thú gì đối với ca muá dân gian của dân tộc mình. Mấy năm về trước, bản này được xác định là bản du lịch văn hoá dân gian dân tộc Di, du khách đến bản du lịch đã mang lại thu nhập khả quan cho dân bản. Trước sự kích thích của nhân tố kinh tế, dân bản tự phát thành lập đội văn nghệ khai thác, chỉnh lý các tiết mục biểu diễn như sử thi A-shi-ma, một loại hình nghệ thuật truyền miệng truyền thống dân gian dân tộc Di, gắn chặt việc bảo vệ văn hoá với phát triển kinh tế.

Ông Bích Thạch Sơn, đội trưởng đội văn nghệ bản làng phát biểu cảm nghĩ của mình về việc bảo vệ văn hoá dân tộc thiểu số:

"Hiện nay có rất ít người biết hát bài sử thi A-shi-ma, cho nên phải cứu vãn văn hoá dân tộc đang đứng trước nguy cơ mai một. Huyện chúng tôi đã có ý thức bảo về mặt này và đã làm được một số công tác bảo vệ, nhưng vẫn chưa đủ. Giữ gìn nền văn hoá dân tộc truyền thống để thế hệ sau tiếp tục kế thừa và phát triển là ước nguyện của chúng tôi."

Nền văn hoá phong phú đa dạng của các dân tộc TQ là tài sản quý báu của TQ, vì vậy, các tầng lớp xã hội TQ đã đạt được nhận thức chung về việc bảo vệ văn hoá dân gian dân tộc thiểu số. Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu văn hoá dân tộc thiểu số TQ Kỳ Khánh Phú cho biết, việc bảo vệ văn hoá dân gian dân tộc thiểu số TQ có ý nghiã hết sức to lớn. Ông nói:

"Các dân tộc cùng sáng tạo ra nền văn hoá lâu đời của dân tộc Trung Hoa. Xét từ góc độ thế giới, các nước cũng đã đi đến nhận thức chung về việc bảo vệ văn hoá đa nguyên. Bảo vệ văn hoá đa nguyên, tức là bảo vệ văn hoá dân tộc thiểu số. Xét từ ý nghĩa này mà nói, bảo vệ văn hoá dân tộc thiểu số là một việc làm rất có ý nghĩa."

Được biết, để bảo vệ văn hoá dân tộc thiểu số nguyên sơ của nó, tỉnh Vân Nam đã xây dựng một nhà bảo tàng dân tộc học, chuyên thu thập, trưng bày hiện tượng văn hoá nguyên sinh của dân tộc thiểu số. Nhà bảo tàng dân tộc cấp nhà nước đang được xây dựng, điều này cho thấy việc bảo vệ văn hoá dân tộc thiểu số ở TQ ngày càng khoa học và nghiêm chỉnh.