Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-07-08 19:02:01    
Một người Mỹ mở tiệm rượu ở thành phố Thiên Tân

cri
Thiên Tân là một thành phố cảng miền bắc Trung Quốc, dãy phố Hữu Nghị có khoảng 30 tiệm rượu với phong cách khác nhau tập trung ở đây. Trong đó có một tiệm rượu tên là British kinh doanh mới một tháng đã có lãi. Chủ tiệm rượu này là một người Mỹ chính cống :

Tôi tên là Mi-kai-feng, tên này là do một giáo viên người Trung Quốc đặt cho tôi. Tôi đến Trung Quốc vào năm 1986, lúc đó mới 13 tuổi, tôi chẳng biết gì về Trung Quốc, chẳng hiểu biết gì cả...

Các bạn lắng nghe, người Mỹ này đã dùng Giọng Thiên Tân tự giới thiệu mình với mọi người một cách lưu loát. Anh trước có tên là Chris Hagen, quê ở tiểu bang Califonia Mỹ. Năm 1986, năm anh 13 tuổi đã theo cha đến thành phố Thiên Tân làm ăn buôn bán và anh Chris học tập và sinh hoạt 5 năm trời ở trường học Quốc Tế Thiên Tân. Năm 1991, anh về nước, sau khi tốt nghiệp đại học đã làm việc tại Mỹ.

Nhưng hình như định mệnh đã khiến anh gắn liền với Thiên Tân, Năm 1997, cha anh cương quyết kiến nghị anh về thành phố Thiên Tân. Vừa xuống máy bay, anh Mi-kai-feng kinh ngạc thấy sự thay đổi to lớn xảy ra trong 6 năm qua ở Thiên Tân hoàn toàn vượt sự tưởng tượng của anh.

Khi đến Thiên Tân, tôi vô cùng kinh ngạc : nhìn những con đường cao tốc thẳng tắp, đèn nê-ông sáng như ban ngày, sân bay cũng đã mở rộng. Trời... đất, thay đổi thật là to lớn. Đến Thiên Tân hai tuần lễ, khi sắp trở về tôi mới đưa ra quyết định sẽ trở lại Thiên Tân.

Trước sự khích lệ ủng hộ của người cha, từ năm 1997 đến năm 2003, anh Mi-kai-feng lần lượt mở hai tiệm rượu ở Thiên Tân. Nhưng do thời kỳ đầu thiếu kinh nghiệm, cộng thêm nhiều nhân tố khác như cha anh từ trần, anh về nước đi lính.v.v..., hai tiệm rượu này kinh doanh không tốt lắm.

Đầu năm 2004, anh Chris quyết tâm sửa lại cờ trống, lần này anh hướng tầm mắt vào dãy phố tiệm rượu Hữu Nghị. Sau khi chuẩn bị chu đáo, tháng 4 năm nay, anh và hai người bạn Trung Quốc cùng nhau kinh doanh tiệm rượu British đã chính thức khai trương. Mới 9 giờ tối mà tiệm rượu British đã nhộn nhịp hẳn lên :

Bước vào tiệm rượu, bạn sẽ lập tức bị chìm trong bầu không khí ở đây. Bên quầy rượu, trên sàn nhảy, người thì ngâm nga chén rượu, người thì trò chuyện, người thì nhảy múa. Mặc dù mọi người có màu da khác nhau, quốc tịch khác nhau, nhưng gương mặt mọi người đều phản ánh một điều giống nhau, đó là mọi người đều thích nơi này.

Chị Gertie người Đan Mạch, là một cô gái tóc vàng xinh đẹp, lúc nào cũng tươi cười vui vẻ, chị là chủ quản nghiệp vụ của một công ty lưu thông hàng hóa quốc tế, chị đã làm việc ở Thiên Tân một năm rồi. Tuy tiệm rượu British mới mở mấy tháng, nhưng chị là người khách thường xuyên đến đây.

Chị cho biết nguyên nhân chủ yếu đến đây là vì thích cảm giác ngồi trước tiệm rượu, uống cốc bia mát mẻ, trò chuyện với bạn bè xung quanh, cảm giác này như về đến quê hương mình. Chị nói chị yêu mến Thiên Tân, cảm thấy thành phố này tràn đầy sức sống.

Tiệm rượu British là tiệm rượu kiểu Mỹ điển hình, không khí nhẹ nhõm khoan thai. Là chủ tiệm rượu, anh Mi-kai-feng thường chào hỏi từng người, trò chuyện vài lời, khiến cho mọi người có cảm giác như đến nhà người bạn thân, nhẹ nhàng thỏa mái. Mỗi tối người ra vào đông đúc không có chỗ trống, anh Mi-kai-feng cũng bận tíu tít, những tối như vậy thì thời gian trôi đi rất nhanh.

Một đêm bận rộn đã qua đi. Buổi chiều ngày hôm đó, anh lại đến rất sớm để chuẩn bị công việc buổi tối, Chị Cao Tĩnh vợ anh Mi-kai-feng mua hai quả dưa hấu to đang mời nhân viên giải khát. Chị Cao Tĩnh là một cô gái gốc người Thiên Tân, trước đây cô làm công cho tiệm rượu này, cặp uyên ương này kết hôn vào năm 2000. Chị nói đùa, ngoài khuôn mặt không giống người địa phương, anh Mi-kai-feng nói chuyện làm việc, tập quán ăn uống đều giống người Thiên Tân.

Có một buổi tối anh gọi điện thoại cho tôi, nói hôm nay anh có thể về sớm đôi chút, chúng mình có thể ăn mì trộn tương được không nhỉ. Tôi nói, được thôi, vậy tôi chuẩn bị nhé. Anh về đến nhà cũng vào giúp tôi một tay. Tôi nói hay là anh đi mua giúp một túi tương. Siêu thị dưới nhà rất gần, đi 10 phút là có thể về đến nhà, nhưng nửa tiếng đồng hồ vẫn không thấy anh về. Một lúc sau anh về đến nhà, tôi hỏi anh đi đâu thế ? Anh nói, tôi vừa xuống dưới nhà thì thấy có người chơi cờ, thế là anh đứng xem một lúc.

Anh Mi-kai-feng dần dần đã hòa mình vào cuộc sống với người địa phương, anh đã cắm trụ vững vàng ở thành phố Thiên Tân, nhưng anh hầu như không thỏa mãn. Anh tự cho mình là cư dân Thiên Tân, cảm thấy phải có trách nhiệm nói cho các bạn nước ngoài biết, Thiên Tân là thành phố tươi đẹp biết bao.

Người Thiên Tân tốt, thành phố cũng rộng lớn, tôi sống ở Thiên Tân rất thỏa mái. Về mặt đầu tư mà nói cũng là thành phố có môi trường đầu tư tốt. Nếu gặp người Anh hay người Ôxtrâylia, tôi nhất định giới thiệu với họ Thiên Tân là thành phố có tầm cỡ quốc tế, cũng là một nơi có sự thay đổi nhiều trong mấy năm qua và càng ngày càng tốt hơn nữa.

Các bạn phương xa khi đến thành phố Thiên Tân, nhớ ghé qua tiệm rượu British vào lúc màn đêm vừa rủ xuống. Nếu bạn đến đây, vừa bước vào cửa, tin chắc bạn sẽ thấy một thanh niên người Mỹ to cao đẹp trai tươi cười vui vẻ đón chào, và nói với bạn giọng Thiên Tân một cách lưu loát :

Hoan nghênh bạn phương xa đến Thiên Tân.