Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-07-07 15:28:35    
Phụ nữ Huệ An

cri
Tuyền Châu là một thành phố ven biển đông nam, và là quê hương của đông đảo kiều bào ở TQ. Tuyền Châu có tài nguyên du lịch dồi dào, không những trời xanh nước biết, phong cảnh tươi đẹp mà còn được mệnh danh là "Viện bảo tàng tôn giáo thế giới", bởi vì nơi đây đã phát hiện di chỉ của mười mấy dòng tôn giáo như Đạo giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Cơ đốc giáo, v.v. Ngoài ra, nơi đây còn sinh sống một cộng đồng phụ nữ nổi tiếng thế giới bởi trang phục độc đáo và phong tục hôn nhân kỳ lạ, đó là phụ nữ Huệ An.

Tại vùng ven biển Huyện Huệ An ở ngoại ô thành phố Tuyền Châu, du khách thường hay bắt gặp những phụ nữ nông thôn trong bộ trang phục kỳ lạ đó là: đầu chít khăn hoa và đội chiếc nón lá rộng vành che gần nửa khuôn mặt. Họ mặc áo rất ngắn chỉ che đến rốn trong khi đó lại mặc chiếc quần đen rộng thùng thình. Nhưng bắt mắt nhất vẫn là chiếc dây lưng của họ với màu sắc sặc sỡ hoặc được làm bằng bạc có khổ rộng hẹp khác nhau. Đây chính là phụ nữ Huệ An. Mọi người thường nói vui ví chiếc khăn hoa, cái áo ngắn, dây lưng bạc và cái quần thụng của phụ nữ Huệ An là: Đầu phong kiến, Áo tiết kiệm, Rốn dân chủ và Quần lãng phí. Cách ăn mặc kỳ lạ của phụ nữ Huệ An đã được rất nhiều học giả TQ và nước ngoài quan tâm, nghiên cứu. Hình ảnh của họ đã đi lên sách, báo và đi ra thế giới qua những lăng kính và bài viết của các nhà văn, nhà nghệ thuật, trở thành một cảnh quan du lịch nhân văn độc đáo của Tuyền Châu.

Phần lớn du khách đến Tuyền Châu đều muốn đến thăm phụ nữ Huệ An, tìm hiểu về những bí mật trong cách ăn mặc của họ. Khi thấy phóng viên có hứng thú đối với chiếc nón lá rộng vành của phụ nữ Huệ An, chị Chiêm Thông Bình, người Huệ An-hướng dẫn viên du lịch kể rằng: hơn 100 năm trước đây phụ nữ Huệ An không đội nón lá. Khi ra đường, những phụ nữ mới về làm dâu hoặc chưa có con đều đội khăn đen che mặt và chỉ đến khi tắt đèn đi ngủ mới cởi ra. Cùng với sự phát triển của xã hội, cơ hội tham gia lao động của phụ nữ Huệ An cũng ngày càng nhiều, họ bắt đầu học phụ nữ nơi khác đội nón để che nắng che mưa. Và từ đó vùng ven biển Tuyền Châu đã xuất hiện những bóng dáng yểu điệu, thướt tha với chiếc nón lá rộng vành. Điều kỳ lạ hơn là trong chiếc nón lá không bao giờ rời thân này còn ẩn chứa rất nhiều điều huyền bí của các cô gái Huệ An. Chị Chiêm Thông Bình-người Huệ An giới thiệu rằng:

"Trong chiếc nón lá có găm rất nhiều những đồ vật nhỏ như chiếc gương, chiếc lược, tấm ảnh, v.v. Bởi vì quần áo của chúng tôi không có túi, nên những thứ này đều phải găm trên nón. Ngay cả khi lĩnh lương cũng găm tiền trên nón, nón cũng là chiếc 'hầu bao' của chúng tôi".

Thực ra không chỉ chiếc nón lá mà sự biến đổi của trang phục cũng đã in đậm tính cần cù của phụ nữ Huệ An. Trước kia phụ nữ Huệ An mặc áo vừa rộng vừa dài đến tận đầu gối, và mặc váy có tới hàng trăm nẹp gấp. Sau này do phải làm việc như nam giới, trang phục của phụ nữ Huệ An cũng bắt đầu có sự biến đổi rõ rệt. Để thuận tiện trong lao động, tay áo và vạt áo ngày càng ngắn đi. Ông Trịnh Văn Vĩ là người Huệ An đích thực. Nói đến sự biến đổi của trang phục phụ nữ Huệ An, ông nói:

"Xét từ khía cạch thực dụng, sở dĩ tay áo và vạt áo của phụ nữ Huệ An vừa ngắn lại vừa chật là để thuận tiện cho lao động ở bên bờ biển. Ống quần của họ rất rộng là để thuận tiện cho khi lội xuống biển, bởi vậy rất có tính thực dụng. Ngoài ra, xét từ khía cạnh thẩm mỹ thì mấy gam màu khác nhau trong trang phục của họ đều có hàm ý khác nhau. Màu vàng tiêu biểu cho bãi biển vàng óng, ánh nắng chan hoà; màu xanh tiêu biểu cho trời xanh nước biếc; màu trắng tiêu biểu cho mây trắng và ngọn sóng bạc".

Ở Tuyền Châu nếu du khách bắt gặp đám cưới của phụ nữ Huệ An thì quả là một điều vô cùng may mắn. Bởi vì phong tục cưới xin của phụ nữ Huệ An hết sức độc đáo. Trước kia chuyện trăm năm của họ đều là do cha, mẹ sắp đặt. Trước khi về nhà chồng họ không hề biết mặt chồng ra sao, thậm chí cả quê chồng ở đâu cũng không biết. Nhưng một điều kỳ lạ là họ phải ở tại nhà mình kể từ ngày thứ 4 sau đêm tân hôn cho đến trước khi đứa con đầu lòng chào đời. Một năm chỉ có vài ngày là được sống bên chồng, nhưng chỉ có ban đêm mới được về nhà chồng, sáng ra lại phải trở về nhà mẹ và phải đội khăn che mặt. Chỉ sau khi đứa con đầu lòng chào đời họ mới được về ở nhà chồng, xây dựng cuộc sống gia đình thực sự. Chính vì vậy mà ở Tuyền Châu mới có những câu chuyện " tuy thật mà như đùa", đó là hai vợ chồng sinh sống với nhau đã nhiều năm mà lại không biết mặt của đối phương. Phong tục hôn nhân kỳ quái như vậy là điều hiếm thấy ở TQ. Bà Ngô Tố Cầm, một phụ nữ Huệ An đã ngoài 60 kể lại rằng:

"Tôi kết hôn năm 20 tuổi, có con năm 21 tuổi và mới về ở nhà chồng. Cưới rồi mà không có con là không được về ở nhà chồng. Sau khi về nhà chồng mới bắt đầu xây dựng cuộc sống gia đình".

Hiện nay những tập tục cũ như gông xích trước kia đã không còn nữa mà chỉ giữ lại một tập quán đó là "sự trang điểm" đối với mái tóc của cô dâu. Hôm về nhà chồng, cô dâu phải dậy rất sớm, có 5-6 chị em khéo tay giúp cô chải đầu và buộc bằng những sợi lụa màu, sau đó đội khăn lụa. Hoàn thành công việc này phải mất từ 3 đến 4 tiếng đồng hồ. Được biết kiểu tóc này chủ yếu là để giám sát cô dâu. Trước kia cô dâu sẽ trở về nhà mẹ 3 hôm sau ngày cưới. Nếu thấy đầu tóc cô không gọn gẽ thì mọi người sẽ chê cười. Bởi vậy để giữ cho đầu tóc không bị rối, cô dâu trong 3 ngày đầu thường không dám ngủ nằm, tìm mọi cách không nằm chung với chú dể. Tuy vậy, hiện nay các cô gái Huệ An vẫn ưa thích chải kiểu tóc này trong ngày cưới, chủ yếu là cảm thấy nó vừa cầu kỳ lại đẹp, gây được ấn tượng khó quên cho mọi người.

Trang phục và tập tục cưới xin độc đáo của phụ nữ Huệ An Tuyền Châu luôn là tiêu điểm được mọi người quan tâm, những điều huyền bí này đã thu hút rất nhiều du khách đến Tuyền Châu. Tục ngữ TQ có câu "Trăm nghe không bằng một thấy", nếu qúi vị và các bạn có dịp hãy đến thăm Tuyền Châu để được tận mắt chứng kiến những điều kỳ lạ của phụ nữ Huệ An.