Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-07-07 14:20:33    
Văn hiến Tây Hạ được phục hồi

cri

Cách đây không lâu , một số văn hiến thời Tây Hạ do Thư viện quốc gia Trung Quốc chỉnh lý đã ra mắt công chúng , thu hút sự quan tâm rộng rãi của giới học thuật Trung Quốc . Tây Hạ là một vương triều cổ đại Trung Quốc do dân tộc Đang Xiang , một dân tộc thiểu số cổ đại Trung Quốc thiết lập vào năm 1038 tại khu vực tây bắc , tồn tại gần hai thế kỷ . Vì nằm giữa con đường Tơ Lụa , nên nền văn minh Tây Hạ từng thịnh vượng một thời , đặc biệt là nó có văn tự riêng của mình , là công cụ qúy báu và đáng tin cậy để các thế hệ sau tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử của nó .

Trong thời kỳ hưng thịnh nhất , nước Tây Hạ bị Thành Cát Tư Hãn và các con cháu của ông nổi dậy tại Mông Cổ tiêu diệt vào năm 1227 . Các kiến trúc trong nước và nền văn hóa của nó bị phá hoại nghiêm trọng , chỉ để lại tới ngày nay một số ít di tích như Lăng vua Tây Hạ , Tháp chùa Thừa Thiên.

Đầu thế kỷ 20 , nền văn minh Tây Hạ được tái phát hiện . Từ năm 1907 đến năm 1914 , những nhà thám hiểm Nga và Anh phát hiện văn hiến Tây Hạ hết sức phong phú trên địa bàn Nội Mông . Phát hiện này được coi là phát hiện văn hiến khảo cổ lớn thứ ba sau phát hiện Văn tự giáp cốt Âm Khư tại An Dương tỉnh Hà Nam và di thư Đôn Hoàng tỉnh Cam Túc cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.

Thư viện quốc gia Trung Quốc là cơ quan cất giữ văn hiến Tây Hạ lớn nhất Trung Quốc . Là một bộ phận của công tác chỉnh lý và phục hồi cổ tịch qúy báu do nhà nước đầu tư , Thư viện quốc gia bắt đầu phục hồi văn hiến Tây Hạ từ năm ngoái . Thế nhưng , vừa mới bắt đầu đã gặp phải một số khó khăn , ông Trương Bình , người phụ trách công tác phục hồi cho biết :

" Chúng tôi gặp hai khó khăn , thứ nhất là chúng tôi không hiểu văn tự Tây Hạ , vì vậy chúng tôi mời chuyên gia chỉnh lý và xếp thứ tự các văn hiến trước , rồi mới tiến hành công tác phục hồi . Thứ hai là thời Tây Hạ cách hiện nay khá xa , các văn hiến Tây Hạ đã được cổ nhân phục hồi nhiều lần, trong qúa trình hồi phục , cổ nhân dùng phương pháp khác nhau ."

Công tác phục hồi lần này sử dụng nhiều biện pháp khoa học , bao gồm thiết lập kho dữ liệu về các hồ sơ phục hồi , dùng máy ảnh kỹ thuật số chụp văn hiến trước và sau khi phục hồi , phân tích thành phần sợi giấy bằng kính hiển vi điện tử v v...

Văn hiến Tây Hạ được cất giữ tại Thư viện quốc gia Trung Quốc ngoài kinh phật ra , còn có những tài liệu lịch sử kinh tế như hộ tịch , thuế khóa v v...cũng có những bản dịch từ chữ Hán sang chữ Tây Hạ , khỏa lấp đáng kể những chỗ thiếu hụt về sự hiểu biết lịch sử Tây Hạ .

Phó giám tốc Thư viện quốc gia Trương Á Phương cho biết , công tác phục hồi phải sử dụng phương pháp nguyên thuỷ nhất , nhưng chúng tôi sẽ giới thiệu với công chúng các văn hiến được phục hồi bằng biện pháp hiện đại nhất , nhằm đẩy mạnh việc kế thừa nền văn hóa cổ đại Trung Quốc . Bà Trương Á Phương nói :

" Thư viện quốc gia chúng tôi có một đội ngũ rất giỏi về công tác phục hồi , trong những năm qua , chúng tôi đã tăng cường phục hồi các cuốn cổ tịch gốc , nhà nước cũng hỗ trợ mạnh mẽ về tài chính cho công tác này . Đối với chúng tôi , phải tăng nhanh tiến độ phục hồi , đảm bảo tuổi thọ của cổ tịch , sử dụng kỹ thuật số trong qúa trình phục hồi , sớm đưa các văn hiến này lên in-tơ-nét , để nhiều người có thể tìm hiểu , nghiên cứu và khai thác các văn hiến này , tích lũy thật nhiều văn hóa cho thế hệ mai sau ."