Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-07-05 21:05:49    
Người Sa-ni với câu chuyện A-shi-ma

cri
Gần thành phố Côn Minh, tỉnh lỵ tỉnh Vân Nam miền Tây Nam TQ, có một danh lam thắng cảnh thần kỳ tên là Thạch Lâm. Đúng như tên gọi của nó, nơi đây là rừng đá. Từ xa nhìn vào, ta thấy những mỏm núi màu xanh như những làn sóng nhấp nhô trên biển cả. Người dân tộc Sa-ni, một chi của dân tộc Di sinh sống ở đây, dân số khoảng 70000 người. Người dân tộc Sa-ni thích ca muá, cần cù và dũng cảm. Trong tiết mục Đại gia đình các dân tộc Trung Hoa hôm nay, mời các bạn đi du ngoạn phong cảnh Thạch Lâm thần kỳ và nghe câu chuyện A-shi-ma.

Sử thi A-shi-ma kể về câu chuyện tình yêu của cô gái dân tộc Sa-ni tên là A-shi-ma vì tình yêu trong sáng của mình, cô cùng người yêu "A-hei" không sợ cường quyền, ngày đêm nàng đứng đợi người yêu trở về, cuối cùng biến thành một ngọn núi đá.

Khi du khách bước chân vào Thạch Lâm, ngay lập tức cô gái gọi là "A-shi-ma", con trai gọi là "A-hei". Phong cảnh Thạch Lâm chia thành Đại Thạch Lâm và tiểu Thạch Lâm, Đại Thạch Lâm ngọn núi hùng vĩ hiểm trở, tượng trưng những khó khăn anh chàng A-hei phải vượt qua để đi tìm người yêu A-shi-ma, cho nên khi du ngoạn Đại Thạch Lâm, các chàng A-hei luôn thể hiện phong độ kỵ sĩ, giúp các cô A-shi-ma vượt qua khó khăn. Tiểu Thạch Lâm phong cảnh tươi đẹp, ngọn đá A-shi-ma hoá đá nằm ở đây. Nhìn từ xa, ngọn núi giống một cô gái dân tộc Sa-ni lưng đeo chiếc giỏ hướng về phương xa, mong chờ người yêu trở về.

Từ câu chuyện này có thể thấy, người Sa-ni rất chung thủy với tình yêu, rất khát khao hạnh phúc. Hiện nay, cô gái và chàng trai dân tộc Sa-ni đã cởi mở hơn trước, cũng tự do hơn trước. Bạn hãy nghe, tiếng nhạc mà các cô gái thổi bằng lá cây, rất có thể đó là tín hiệu tình yêu phát ra với các chàng trai đấy.

Người Sa-ni tìm hiểu nhau phải tuân thủ một số quy tắc, nếu chàng trai muốn theo đuổi cô gái Sa-ni nào đó, thì phải xem trang sức trên đầu cô trước. Trang sức trên đầu cô gái dân tộc Sa-ni chứa đựng nhiều bí mật lắm. Trang sức trên đầu cô gái dân tộc Sa-ni là chiếc mũ hình tròn dệt bằng sợi tơ 7 màu: đỏ, xanh, xanh da trời, tím, vàng, trắng, xanh lá cây. Trên mũ đính những quả bóng bạc nhỏ, hai bên gắn chiếc sừng hình tam giác có hoạ tiết thêu rực rỡ màu sắc, trông như đôi "bướm ngữ săc đậu trên đầu". Người Sa-ni coi coi trang sức này tượng trưng cho tình yêu chung thủy.

Đôi bướm này có ý nghĩa sâu sắc, đó là tín vật tình yêu của cô gái dân tộc Sa-ni. Cô hướng dẫn viên du lịch, người dân tộc Sa-ni Bích Xuân Hoa giới thiệu:

"Nếu trên đầu cô gái Sa-ni có hai con bướm này, cho biết cô chưa có chồng, phụ nữ Sa-ni đã lấy chồng, trên đầu chỉ có một con bướm để nằm. Vì hai con bướm tượng trưng cho việc chúng em chưa lấy chồng, nên chúng em không thích các anh 'A-hei' lấy tay sờ vào nó, sờ vào có nghĩa là bày tỏ tính yêu hoặc cầu hôn 'A-shi-ma'. Ở địa phương chúng em, đã làm như vậy là phải chịu trách nhiệm, nhẹ thì bị đánh đòn, nặng thì phải làm "khổ sai" ba năm, để thử thách xem có thể làm một 'A-hei' phù hợp tiêu chuẩn không."

Tính cách của người Sa-ni rất cởi mở, phóng khoáng. Họ tự xưng là "lô lô", có nghĩa là một dân tộc dũng cảm mạnh mẽ như con hổ. Cho nên họ làm việc gì cũng dứt khoát hào phóng, điều này thể thể hiện trong điệu múa của họ.

Có người nói, đàn ba dây là linh hồn của người Sa-ni, chỉ cần giai điệu rộn ràng của đàn ba dây nổi lên người Sa-ni, bất kể là già trẻ gái trai, đã bắt đầu điệu múa "dậm chân trái" đơn giản nhưng cuồng nhiệt.

Trước đây, người Sa-ni chỉ gẩy đàn ba dây, nhảy điệu múa dậm chân trái trong ngày tết bó đuốc. Hiện nay, trong khu thắng cảnh Thạch Lâm, đâu đâu cũng thấy người sa-ni gẩy đàn nhảy muá. Người Sa-ni vui vẻ như vậy, có lẽ do họ vốn đã vui tính, nhưng cái quan trọng là hiện nay ngành du lịch Thạch Lâm ngày càng phát triển, người Sa-ni đời đời trồng ruộng phát hiện, thể hiện bản sắc dân tộc cho khách du lịch phương xa, làm hướng dẫn viên du lịch và bán đồ thủ công mỹ nghệ, thậm chí ca hát nhảy múa cũng có thể đi lên con đường làm giàu. Cho nên, vào lúc mùa màng nhàn rỗi, người Sa-ni tổ chức đội văn nghệ đi biểu diễn cho du khách trong Thạch Lâm xem.

Bà Trương Thủy Thanh, thành viên đội văn nghệ nói, dân bản sáng tác và tập luyện điệu muá vào lúc nhàn rỗi, ngày thường vẫn đi làm nương. Bà nói:

"Những điệu múa này do chúng tôi tự sáng tác, ngày thường chúng tôi làm nương, lúc nhàn rỗi thì tập trung nhau lại tập hát, tập múa và thêu hoa."

Sau khi thưởng ngoạn phong cảnh Thạch Lâm, nghe câu chuyện về A-shi-ma, thưởng thức điệu múa sôi nổi của người Sa-ni, chúng ta nên thưởng thức vài chén rượu nồng của người Sa-ni, như thế cuộc hành trình du lịch Thạch Lâm mới được hoàn mỹ, người chủ Sa-ni mới hài lòng. Trong bài hát rượu, họ hát rằng: "rượu Sa-ni chứa chan tình cảm, bạn uống được rượu phải uống, bạn không uống được rượu cũng phải uống."

Lời bài hát nghe ra có vẻ độc đoán, nhưng trong đó chứa đựng lời chúc phúc nồng thắm của người Sa-ni đối với khách phương xa, cho nên có uống thêm mấy chén cũng không sao. Cùng người Sa-ni uống rượu bằng bát to mới có thể cảm nhận tính cách phóng khoáng và nhiệt tình, phẩm chất kiên định như núi và chung thủy với tình yêu của dân tộc Sa-ni.