Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-07-19 16:25:45    
Sự đổi thay ở Mi-ya-rô, thị trấn nhỏ dân tộc Tạng

cri
Dưới chân núi Cô-lô châu tự trị dân tộc Tạng dân tộc Khương tỉnh Tứ Xuyên miền tây nam TQ, có một thị trấn nhỏ bên bờ sông dựa lưng vào núi tên là Mi-ya-rô. Trước đây, đồng bào dân tộc ở đây sống bằng bán gỗ rừng. Những năm gần đây, để bảo vệ môi trường sinh thái, chính phủ TQ cấm phá rừng thiên nhiên, vậy người dân ở Mi-ya-rô hiện nay sống bằng nghề gì?

Sáng tinh mơ, người dân thức dậy trong tiếng chim ríu rít. Mở cửa sổ ra, hít thở không khí trong lành mát mẻ, phóng tầm mắt nhìn ra đằng xa, cả thị trấn được bao bọc trong đồi núi xanh rờn, tiếng chim hót rộn ràng trong rừng, tạo thành một bản nhạc buổi sáng tuyệt vời. Dạo bước trong thị trấn, nhà cửa xếp đặt ngăn nắp, đường rộng thênh thang, thẳng tắp. Bên bờ sông xanh biếc, đàn ngựa, đàn bò đang thong thả gặm cỏ. Tất cả những cảnh này trông như một bức tranh thủy mạc điền viên an nhàn.

Môi trường thị trấn Mi-ya-rô hiện nay vẫn giữ được vẻ nguyên thủy đến tuyệt vời. Nếu trở về 10 năm trước, tình hình khác hẳn. Lúc đó, thị trấn thường xảy ra các loại thiên tai như sạt lở, xói mòn v.v, môi trường sinh thái ngày càng xấu đi, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do rừng thiên nhiên bị chặt phá quá mức.

Trước tình trạng đó, mấy năm trước, chính quyền địa phương ra lệnh cấm phá rừng thiên nhiên. Đối với những đồng bào sống bằng nghề chặt cây bán gỗ, đó là một quá trình chuyển biến đầy gian nan vất vả. Ví dụ, đùng một cái họ không có việc làm, đứng trước tình hình này, chính quyền địa phương tích cực điều chính cơ cấu ngành nghề, tạo việc làm cho đồng bào.

Trước hết, để khôi phục môi trường sinh thái, chính quyền thị trấn đã ban hành hàng loạt chính sách hỗ trợ, chuyển một số công nhân chặt rừng thành công nhân trồng rừng. Cụ Nhạc Vĩnh Lang sống cả đời ở thị trấn, đến tận bây giờ vẫn nhớ rất rõ tình cảnh chặt cây hồi đó: họ đứng trên núi, vừa hò dô ta vừa thả gỗ xuống núi. Nhưng bây giờ, tình cảnh này không bao giờ tái hiện nữa. Để trả lại màu xanh cho thị trấn, nhiều công nhân chặt gỗ năm xưa đã chuyển sang làm nghề trồng rừng, bảo vệ rừng. Sau nhiều năm cố gắng, bộ mặt thị trấn Mi-ya-rô đã thay đổi hoàn toàn.

Ông Lý Trung Phúc ở Cục lâm nghiệp thị trấn Mi-ya-rô nói, 9 năm trước, khi ông đến đây công tác, thị trấn còn rất hoang vắng, hiện nay thì khác rồi, rừng nhân tạo đang trưởng thành, trong thị trấn cây cối xanh rờn, môi trường khá hơn trước rất nhiều. Ông nói:

"Cảm nhận mạnh nhất của tôi là môi trường ở đây đã thay đổi nhiều, trước đây muà hè rất nóng, muà đông rất lạnh. Rừng có thể điều tiết khí hậu, cách nói này rất đúng. Hiện nay, điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu đã tốt hơn hẳn."

Thị trấn Mi-ya-rô ngày nay, đồi núi đã khoác lên mình chiếc áo xanh, tình trạng đất bị xói mòn, sạt lở do môi trường sinh thái bị phá hoại dần dần biến mất. Vào muà hè, muà thu, đồi núi như khoác chiếc áo màu xanh màu vàng, trông rất đẹp mắt.

Sau khi môi trường thị trấn Mi-ya-rô được cải thiện, kiến trúc mang đậm màu sắc dân tộc, và phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiếu số ở thị trấn trở thành những yếu tố thu hút rất nhiều khách du lịch. Người dân trong thị trấn nhìn thấy tương lai phát triển ngành du lịch, và du lịch phát triển rất nhanh chóng ở địa phương. Chủ tịch thị trấn Mi-ya-rô Đường Hướng Đông nói:

"Mấy năm nay, chúng tôi ra sức phát triển du lịch, sự phát triển của du lịch làm cho thu nhập của nông dân tăng lên khá nhiều."

Chỉ trong mấy năm, dân thị trấn đã đi lên con đường làm giàu mới. Có người buôn bán nhỏ, có người chế biến đặc sản địa phương, có người mở khách sạn và quán ăn.

Ông Trần Chân ở thị trấn Mi-ya-rô, trước làm nghề lái xe tải chở gỗ ra ngoài bán. Sau khi ngừng chặt phá rừng thiên nhiên, ông bàn với vợ mở một cửa hàng tạp hoá và một quán ăn có thể chứa 200 người. Ông Trần Chân nói:

"Sau khi bán xe, tôi suy nghĩ mình nên làm việc gì, tình cờ tôi thấy trên đường có rất nhiều xe qua lại, liền nghĩ rằng chắc chắn phải có nhiều người ăn cơm trưa trên đường, tôi quyết định mở quán ăn phục vụ khách qua đường."

Quán ăn của Trần Chân làm ăn khấm khá, thu nhập hàng năm gần 50 nghìn đồng nhân dân tệ. Ông dự định mở rộng quy mô nhà hàng và tăng thêm dịch vụ như bán đồ thủ công dân tộc v.v.

Anh San-nam-si-mu dân tộc Tạng thì mở một khách sạn mang phong cách dân tộc Tạng tại thị trấn, ngoài ra còn mở dịch vụ ăn uống mang đặc sắc dân tộc Tạng. Anh nói:

"Xét từ góc độ lâu dài, nơi đây có nhiều cơ hội phát triển du lịch, bởi vì nơi đây phong cảnh đẹp, phong tục dân tộc rất đặc sắc, các món ăn ở đây mang đặc trưng phong vị dân tộc Tạng, hiệu quả kinh doanh rất khá."

Nếu bạn đến thăm thị trấn Mi-ya-rô, bạn không những có thể thưởng thức thắng cảnh thiên nhiên, còn có thể cùng đồng bào dân tộc Tạng ngắm cảnh rừng lá đỏ, trượt tuyết trên núi, thăm bản làng cổ cỉa dân tộc Tạng, thưởng thức các món ăn dân tộc Tạng, cùng họ ca hát nhảy múa, tin rằng bạn sẽ có thời khắc thư giãn thoả thích.