Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-07-02 19:09:14    
Trung Quốc đã đủ điều kiện trở thành một nền kinh tế thị trường

cri
Vì số lượng vụ kiện chống bán phá giá đối với sản phẩm Trung Quốc không ngừng tăng thêm, vấn đề công nhận Trung Quốc là nền kinh tế thị trường ngày càng thu hút sự quan tâm của các giới Trung Quốc . Những nhà kinh tế học và quan chức Trung Quốc cho rằng , hiện nay , Trung Quốc đã đủ điều kiện trở thành một nền kinh tế thị trường , Trung Quốc sẽ cố gắng để cộng đồng quốc tế sớm công nhận Trung Quốc là một nền kinh tế thị trường , tạo cho các doanh nghiệp Trung Quốc môi trường thương mại quốc tế công bằng và hợp lý .

Trung tuần tháng 6 , Bộ thương mại Mỹ tuyên bố kết quả phán quyết sơ bộ về một vụ kiện chống bán phá giá ,đánh thuế chống bán phá giá từ 4,9% đến 198% đối với đồ gỗ nội thất Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ . Đây là vụ kiện lớn nhất trong hơn 100 vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng hóa Trung Quốc , tổng kim ngạch liên quan đạt 1,2 tỷ đô la .

Về kết quả phán quyết này , chủ tịch hội đồng Hiệp hội đồ gỗ nội thất Trung Quốc Giả Văn Thanh cho rằng :

" Tôi cho rằng , phán quyết này không hợp lý . Ngành sản xuất đồ gỗ nội thất Trung Quốc là một ngành nghề hoàn toàn thị trường hóa , trong các mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu sang Mỹ , có 70% do những doanh nghiệp có vốn nước ngoài chế tạo , vì vậy , chúng tôi làm theo quy luật kinh tế thị trường . Chúng tôi không chấp nhận cách làm của Bộ thương mại Mỹ xác định giá thành sản phẩm của chúng tôi theo tình hình của nước thứ ba . "

Xác định giá thành sản phẩm của Trung Quốc theo tình hình của nước thứ ba mà ông Giả Thanh Văn nói , có nghĩa là Mỹ vẫn chưa công nhận Trung Quốc là nền kinh tế thị trường , cho nên khi triển khai cuộc điều tra về chống bán phá giá đối với mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc , thường căn cứ giá thành mặt hàng cùng loại của nước thứ ba như Hàn Quốc , Xin-ga-po để tính toán , giá thành sức lao động của những nước này đều cao hơn của Trung Quốc , cho nên rất dễ áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc với lý do giá thành cao .

Những nhà kinh tế học và quan chức Trung Quốc cho rằng , Mỹ , EU và những nước khác không công nhận Trung Quốc là nền kinh tế thị trường , nhiều lần áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc là không công bằng , cũng không phù hợp với tình hình phát triển kinh tế ở Trung Quốc .

Các nước châu Âu , Mỹ và Ca-na-đa có 5 tiêu chuẩu đánh giá một nước có phải là nền kinh tế thị trường hay không . Đó là : tài nguôn chủ yếu do chính phủ phân phối hay do thị trường phân phối ; Doanh nghiệp có thể tự chủ quyết định hay không ; Giá cả của các yếu tố đầu vào có phải do thị trường quyết định hay không ; Tài chính tiền tệ có vận hành theo quy luật kinh tế thị trường hay không ; Môi trường thương mại có công bằng hay không .

Giáo sư Lý Hiểu Tây , giám đốc Sở nghiên cứu kinh tế và quản lý tài nguyên Trường đại học Sư Phạm Bắc Kinh cho rằng , hiện nay , Trung Quốc đã đủ điều kiện trở thành một nền kinh tế thị trường . Ông nói :

" Trải qua nhiều năm cải cách như thế này , cho dù nhiều mặt chúng ta vẫn chưa đạt tới trình độ Âu Mỹ , nhưng nói chúng , Trung Quốc đã cơ bản đạt tiêu chuẩn nền kinh tế thị trường ."

Ông Lý Hiểu Tây nói , căn cứ tiêu chuẩn của các nước Âu Mỹ , hiện nay Trung Quốc đã đủ điều kiện trở thành nền kinh tế thị trường về mọi mặt như chính phủ vận hành , doanh nghiệp kinh doanh, giá cả các sản phẩm đầu vào , thể chế tài chính tiền tệ , môi trường thương mại cũng như công tác xây dựng khung pháp lý v v...

Được biết , trong tình hình chưa phải là nền kinh tế thị trường hiện nay , nhiều doanh nghiệp Trung Quốc bị đối xử không công bằng khi buôn bán với nước ngoài . Vì vậy , để cộng đồng quốc tế công nhận Trung Quốc là một nền kinh tế thị trường , từ đầu năm đến nay , chính phủ Trung Quốc , các cơ quan trung gian và doanh nghiệp đã tăng cường hơn nữa giao lưu với các nước và khu vực liên quan .

Gần đây , trong buổi tiếp bộ trưởng thương mại Mỹ Evans , bộ trưởng thương mại Trung Quốc Bạc Hi Lai nói :

" Chúng tôi sẽ giới thiệu với giới kinh tế Mỹ , các nhà doanh nghiệp Mỹ rằng , hệ thống kinh tế thị trường của Trung Quốc đã có bước phát triển rất lớn , và thể hiện sức sống của nó trong đời sống kinh tế , bằng không , kinh tế thị trường Trung Quốc sẽ không thể tăng 1000% trong 25 năm qua , đó là một kỳ tích trên thế giới ."

Bộ trưởng thương mại Mỹ Evans đã có sự phản ứng tích cực ông nói :

" Tôi rất vui mừng hai nước chúng ta đã thành lập Nhóm công tác liên hợp để tăng cường hợp tác nghiên cứu vấn đề kinh tế thị trường ở Trung Quốc ."

Được biết , hiện nay , các nước Niu Di-lơn , Xin-ga-po , Ma-lai-xi-a và Thái Lan đã lần lượt công nhận Trung Quốc là một nước có nền kinh tế thị trường . Đầu tháng 6 , Mỹ đã mở cuộc điều trần về vấn đề này ; EU tuy chưa công nhận Trung Quốc là nền kinh tế thị trường , nhưng trong thời gian vừa qua , thủ tướng Ôn Gia Bảo thăm châu Âu tháng 5, các nước Anh , Bỉ và Đức đều đã bày tỏ thái độ tích cực trong việc công nhận Trung Quốc là nền kinh tế thị trường .

Giáo sư Lý Hiểu Tây cho rằng , cùng với việc mậu dịch đối ngoại , đặc biệt là nhập khẩu không ngừng tăng trưởng , dù đối với Trung Quốc hay nước khác , việc công nhận Trung Quốc là nền kinh tế thị trường đều mang lại lợi ích cho cả hai bên .