Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-06-22 15:05:52    
Phong cảnh Đại ly

cri
Châu tự trị dân tộc Bạch Đại Lý của tỉnh Vân Nam miền tây nam TQ, là một miền đất có phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp và phong tục tập quán dân tộc vô cùng độc đáo. Nhiều năm nay, địa khu dân tộc thiểu số với dân tộc Bạch là chính này, mỗi năm đã thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước đến đây tham quan, du lịch.

Đại Lý nằm ở phía tây Côn Minh tỉnh lỵ tỉnh Vân Nam. Trên mảnh đất rộng gần 30 nghìn Km vuông này có 13 dân tộc thiểu số như dân tộc Bạch, Hán, Di, Hồi v v, các dân tộc cùng chung sống rất hữu nghi ̣và hòa thuận với nhau. Đại Lý có núi Thương Sơn quanh năm tuyết phủ, sừng sững vươn cao hùng vĩ; Có hồ Nhĩ Hải nước trong như gương sóng biếc bao la; Có Hồ Điệp Tuyền ủ ấp biết bao câu truyện kỳ diệu về tình yêu, cũng như thành cổ Đại Lý nổi tiếng trong và ngoài nước. Những cảnh quan nhân văn và thiên nhiên độc đáo này, đã toát lên sức quyến rũ và vần điệu độc đáo của Đại Lý.

Đến Đại Lý là bạn sẽ nhìn thấy ngay núi Thương Sơn, một phong cảnh rất nổi tiếng ở đây, ngọn núi này vươn cao sừng sững, nguy nga tráng lệ, nó chẳng khác nào một cụ già đã từng trải bao cuộc bể dâu, đang lặng lẽ chứng kiến sự biến thiên của thành cổ Đại Lý. Dưới chân núi Thương Sơn là hồ Nhĩ Hải mây mù tràn lan, sóng biếc dào dạt. Nhĩ Hải không những đã đem lại cho Đại Lý một bầu không khí ẩm ướt, mát rượi, mà còn cùng Thương Sơn tạo thành một phong cảnh non nước tuyệt đẹp của Đại Ly. Do đó, đáp tàu du lịch đi trên hồ Nhĩ Hải ngắm cảnh núi Thương Sơn, đã trở thành sự lựa chọn trước tiên của nhiều du khách sau khi đến Đại Lý.

Phong cảnh Nhĩ Hải đẹp say đắm lòng người, nó còn được gọi là "Viên ngọc trên cao nguyên". Nhĩ Hải không phải là biển, nó là một hồ nước ngọt lớn thứ hai của tỉnh Vân Nam. Tỉnh Vân Nam là một tỉnh nằm cách xa biển, nhưng người ở đây rất tha thiết với biển cả, cho nên họ thường đặt tên cho hồ ở đây là biển. Nhĩ Hải tuy là hồ cao nguyên, nhưng diện tích rộng hơn 240 km vuông, nằm trên vùng cao nguyên núi non bao bọc, trông chẳng khác nào mặt biển rộng bao la.

Ngồi trên tàu phóng tầm mắt nhìn Nhĩ Hải, khắp nơi là một màu lam nhạt. Mặc dù mỗi năm du khách đến đây nườm nượp không ngớt, nhưng nước hồ vẫn sạch sẽ, trong xanh, không hề bị ô nhiễm. Đây là do chính quyền địa phương trong khi khai thác và xây dựng tài nguyên du lịch, cũng đã tiến hành bảo vệ hữu hiệu môi trường sinh thái.

Giám đốc Sở du lịch Đại Lý Hà Nghĩa Chương nói, hai năm gần đây, chính quyền Đại Lý đã thu được nhiều thành tựu về mặt bào vệ môi trường.

"Để bảo vệ tốt Nhĩ Hải, chính quyền địa phương đã kiểm soát nghiêm ngặt đối với tàu du lịch, số lượng tàu du lịch trên hồ không được vượt quá 5 chiếc, chất thải của tàu phải đạt tiêu chuẩn quốc gia. Nhưng việc gây phá hoại môi trường sinh thái lớn nhất là đánh bắt cá, cho nên chính quyền địa phương đã đề ra thời gian nghỉ đánh bắt cá, cũng như cấm dùng một số dùng cụ đánh bắt ".

Du khách ngồi trên tàu du lịch không những được thưởng thức phong cảnh tươi đẹp của Nhĩ Hải, Các cô gái dân tộc Bạch còn sẽ ca múa và dâng cho khách ba loại chè, khiến họ nhận biết được nền văn hóa dân dã đậm đà của Đại Lý.

Ba loại nước chè này là Chè đắng, Chè ngọt và Chè hồi vị. Bạn chớ coi đây là loại chè bình thường, bởi nó còn chứa đựng một triết lý sâu xa, dân tộc Bạch lý giải về cuộc sống cũng như chè, tức là trước đắng, sau ngọt, rồi đến dư vị.

Du khách vừa trưởng thức ba loạn chè, vừa ngắm nhìn về hướng bắc, thì sẽ nhìn thấy một phong cảnh nổi tiếng khác của Đại Lý, đó là ba ngôi tháp trong chùa Sùng Thánh, nó như ba cây bút khổng lồ, trang điểm cho thành cổ Đại Lý càng thêm tráng lệ, cho phong cảnh Nhĩ Hải thêm phần rạng rỡ.

Ba tháp chùa Sùng Thánh là vật kiến trúc cổ xưa nhất được giữ lại tại Vân Nam hiện nay. Ba ngôi tháp là một cụm tháp được xây bằng gạch với phong cách khác nhau. Ngôi tháp chính ở giữa được gọi là tháp Thiên Tầm, được xây vào thời trung diệp triều nhà Đường cách đây hơn 1000 năm, cao khoảng 69 mét, là một tháp gạch kiểu hình vuông nhiều mái, gồm 16 tầng. Hai bên tháp này còn có hai ngôi tháp nhỏ với kiểu cách hoàn toàn giống nhau, mỗi tháp cao khoảng 42 mét, thời gian xây dựng muộn hơn tháp Thiên Tầm. Ba ngôi tháp hình thành thế chân đỉnh, bố cục thống nhất, tạo hình hài hòa, quyện thành một khối.

Thành cổ Đại Lý là một trong những ngôi thành cổ có lịch sử lâu đời nhất của Vân Nam. Cho đến nay, trong thành vẫn còn giữ được bố cục cơ bản của mấy trăm năm trước, đường phố sạch sẽ ngăn nắp, kiến trúc nhà dân cổ kính, môi trường rất vắng lặng. Trên đường phố lớn, hay trên các ngõ nhỏ của thành phố, đâu đâu cũng là cửa hàng bày bán các loại hàng công nghệ truyền thống như: Vải nhuộm, đá hoa, đồ trang sức bằng bạc v v, khiến ta đến hoa cả mắt. Nhất là các loại hàng thổ cẩm đậm đà đặc sắc của dân tộc Bạch, cũng như phục trang, giầy mũ v v, đã đem lại cho ngôi thành nhỏ trên cao nguyên đẹp như tranh này càng thêm phần sắc màu.

Thành cổ Đại Lý cũng đem lại cho chúng ta nhiều điều ấm cúng, trong thành có con đường trải đá tấm rộng rãi, ngôi nhà cũ mọc đầy rêu xanh, thảm cỏ tươi tốt trong khuôn viên, có dòng suối chảy róc rách trước phố, cành lá đang rì rào trước gió, có em gái nhỏ đang bán hoa chè, sạp hàng thổ cẩm của bà mẹ dân tộc Bạch v v, tất cả đều khiến thành cổ Đại Ly càng trở nên sao mà ung dung, yên phận đến thế.

Thành cổ Đại Lý cũng có vẻ mặt hiện đại của nó. Trên phố người nước ngoài trong thành cổ, ngoài các cửa hàng bày bán hàng mỹ nghệ truyền thống ra, còn có đủ loại cửa hàng món ăn tây, tiệm cà phê và quán ba với nhiều phong cách khác nhau. Ở đây có khá nhiều du khách của các nước trên thế giới tự phí đến đây du lịch, nghì mát, thậm trí còn có người sống lâu năm tại đây.

Tại tiệm cà phê, chúng tôi đã gặp một nữ du khách người Ca Na Đa, cô ngồi trên ghế gỗ vừa xem sách, vừa nghe nhạc, cô nói với chúng tôi rằng, ẩm thực, văn hóa, và phong tục tập quán dân tộc độc đáo của Vân Nam đã gây cho cô nhiều hứng thú.

" Ấn tượng sâu sắc nhất của tôi là, ngôn ngữ ở đây rất đặc biệt, tôi đã học được chút ít, bởi vì như vậy sẽ khiến tôi càng hiểu biết hơn về văn hóa ở đây. Tôi thấy người Đại Lý và Vân Nam đều rất hữu nghị, phong cảnh cũng rất đẹp. Đến đây du lịch rất tiện, việc giao lưu với người địa phương cũng rất dễ dàng".