Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-06-21 20:30:41    
Ớt—ngân hàng đỏ của nông dân

cri
Trong mỗi bữa cơm của người dân ở các tỉnh miền tây nam Trung Quốc như: Tứ Xuyên , Quế Châu và Hồ Nam đều không thể thiếu món ớt . Đối với hơn 1,3 triệu bà con nông dân trồng ớt huyện Tuân Nghĩa tỉnh Quế Châu , những qủa ớt đỏ đã mang lại nguồn thu nhập rất khả quan cho họ ,trở thành ngân hàng đỏ của họ .

Huyện Tuân Nghĩa có lịch sử trồng ớt đã mấy chục năm . Vì khí hậu ở đây rất thích hợp với ớt sinh trưởng , cho nên ớt của huyện Tuân Nghĩa quả nào cũng rất đầy đặn , màu đỏ rực rỡ , vừa thơm vừa cay , là hàng hiệu nổi tiếng của Huyện , không những được người Trung Quốc ưa thích , ngay cả người dân các nước Nê-pan , Ấn Độ , Mi-an-ma , Thái Lan , Nhật , Nga và Mỹ cũng rất thích , vì vậy lượng ớt xuất khẩu hàng năm của huyện rất lớn .

Nhìn thấy ớt có thị trường rộng lớn như vậy , bà con nông dân đã biết khái niệm thị trường bèn ra sức phát triển ngành sản xuất ớt với sự ủng hộ cũa chính quyền địa phương. Trồng ớt đã trở thành ngành trụ cột của huyện . Huyện Tuân Nghĩa còn thiết lập Ban chỉ đạo trồng ớt để phát triển sản xuất ớt một cách có hiệu qủa . Khi giới thiệu với phóng viên về tình hình sản xuất ớt của huyện , bà Trần Duy Tố--chủ nhiệm Ban chỉ đạo trồng ớt cho biết :

" Sản xuất ớt của chúng tôi đã có quy mô nhất định , tổng diện tích trồng ớt của huyện đã đạt 20 nghìn héc-ta . Bà con nông dân cả huyện đã cải thiện điều kiện sản xuất và sinh hoạt bằng việc trồng ớt . Sau khi thu hoạch , bà con xâu ớt lại và cất giữ cẩn thận , khi nào con cái đi học hoặc cần tu sửa nhà cửa thì lấy ít ớt đi bán lấy tiền . Ớt đã trở thành ngân hàng đỏ của bà con nông dân ."

Trong khi không ngừng phát triển sản xuất ớt , huyện còn thành lập một chợ bán buôn ớt . Sau mấy năm phát triển , khu chợ đã trở thành nơi tập trung và phân phối ớt rất có ảnh hưởng tại địa phương . Được biết , lượng ớt giao dịch hàng năm ở khu chợ này vào khoảng 60 nghìn tấn , kim ngạch giao dịch hơn 400 triệu nhân dân tệ .

Quy mô buôn bán ớt ngày càng mở rộng , trình độ thị trường ngày càng nâng cao , vì vậy đã có người trong thị trấn bắt đầu kinh doanh ớt , họ thu mua ớt của nông dân , rồi vận chuyển tới các tỉnh , thành phố khác , từ nông dân trồng ớt trở thành người kinh doanh ớt . Anh Dương Tiểu Dũng là một người kinh doanh ớt rất nổi tiếng . Anh Dũng cho biết :

" Sau 10 năm buôn bán ớt , thị trấn đã có sự biến đổi long trời lở đất . Trước kia , thị trấn chỉ có một con đường , hiện nay đã xây thêm 10 mấy con đường . Sau khi lãnh đạo thị trấn giới thiệu quan niệm làm giầu bằng trồng ớt cho bà con , bà con đã được khuyến khích . Chúng tôi đầy lòng tin về trồng và bán ớt . Hiện nay , mức sống của cư dân thị trấn cơ bản đạt mức khá giả . "

Muốn tiêu thụ tốt , thông tin về thị trường là vấn đề được mọi người quan tâm nhất . Để thông tin thị trường ngày càng thông suốt , tạo điều kiện thuận lợi cho bà con trồng ớt , chính quyền địa phương thành lập đội phục vụ chuyên nghiệp gồm hơn 200 người , cung cấp hàng loạt dịch vụ như gia công , đóng bao bì , vận chuyển cho khách hàng , các hộ kinh doanh ớt cảm thấy rất thuận tiện trong việc đặt mua , vận chuyển và thu tiền .

Hệ thống dịch vụ này đã mang lại nhiều lợi ích thực tế cho các hộ kinh doanh như anh Dương Tiểu Dũng . Anh nói :

" Trước kia , tôi chở ớt sang Thành Đô bán . Lúc đó các ngân hàng còn chưa nối mạng với nhau , tôi đành phải cầm tiền mặt về . Mấy chục vạn để trong bao tải , ngồi trên tầu mà tôi lo lắm , suốt đêm không dám chợp mắt , tôi không bao giờ quên việc này . "

Thị trường ớt kéo theo ngành sản xuất ớt phát triển . Hiện nay , khu chợ này đã trở thành một trong những cơ sở kinh doanh ớt của Trung Quốc , thương gia trong và ngoài tỉnh cũng như nước ngoài kéo nhau đến đây mua ớt .

Chủ tịch huyện Tuân Nghĩa Đặng Nhân Cương nói , sau này huyện sẽ tiếp tục phát triển ngành sản xuất ớt , nâng cao khả năng gia công chiều sâu , khiến "Ngân hàng đỏ " ngày càng phát triển . Ông Đặng Nhân Cương nói :

" Bước phát triển sau là trồng ớt theo quy trình , nâng cao sản lượng và chất lượng ớt , phát huy đầy đủ ưu thế hiện nay , xây dựng môi trường đầu tư ngày càng tốt , thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến huyện khảo sát , đầu tư , xây nhà máy , phát triển ngành sản xuất ớt của huyện chúng tôi ".