Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-06-16 16:24:10    
Ông Sa-rôn lại vượt qua một cửa ải – được miễn khởi tố vụ án tham nhũng

cri
Theo tin Đài chúng tôi: Ngày 15, Ông Mê-na-xem Ma-zút---Tổng Thanh tra I-xra-en tuyên bố sẽ miễn khởi tố Thủ tướng Sa-rôn trong "vụ án tham nhũng đảo Hy Lạp" do bằng chứng không đủ. Ông đồng thời tuyên bố, Gi-lát---con trai của Thủ tướng Sa-rôn bị nghi dính líu với vụ án này cũng bị miễn khởi tố.

Tháng 3 năm nay, Ông Đa-vít A-pen---Thanh tra I-xra-en đã trao cho Tổng Thanh tra Ma-zút bản báo cáo đề nghị khởi tố Thủ tướng Sa-rôn. Bản báo cáo này nêu rõ, trong thời gian giữ chức Ngoại trưởng vào thập kỷ 90 của thế kỷ trước, Ông Sa-rôn qua con trai Gi-lát đã nhận hối lộ gần 700 nghìn USD của Thương gia Do Thái A-pen. Coi là hồi đáp, Ông Sa-rôn sẽ giúp Thương gia A-pen quyền phát triển một dự án du lịch trên đảo Hy Lạp.

Tổng Thanh tra Ma-zút nói, quyết định này không phải do Ông Sa-rôn là Thủ tướng, mà là do cho đến nay mọi chứng từ vẫn chưa đủ để làm bằng chứng cho việc khởi tố.

Các nhà phân tích nhận định, quyết định này của Tổng Thanh tra Ma-zút đã loại trừ vụ bê bối gây khó khăn và kéo dài hơn một năm cho Ông Sa-rôn, khiến Ông có thể mạnh dạn hơn nữa trong khi thực thi chương trình chính trị của mình.

Một là, quyết định này có lợi cho củng cố địa vị thủ tướng của Sa-rôn. Từ khi giữ chức Thủ tướng vào đầu năm 2001 đến nay, Ông Sa-rôn lần lượt bị phanh phui dính líu với 2 vụ bê bối tham nhũng, một là vụ "Đảo Hy Lạp" vừa kết thúc, hai là "vụ Thương gia Nam Phi cho vay tiền". 2 vụ bê bối này đã làm lay chuyển nhất định trước địa vị chính trị của Sa-rôn.

Hai là, có lợi cho Ông Sa-rôn lôi kéo Công Đảng vào Nội các. Từ đầu tháng 6 đến nay, Nội các Sa-rôn liên tiếp gặp phải rắc rối. Lúc đầu là 2 vị Bộ trưởng của Đảng Liên minh bị cách chức, sau đó Đảng này tự động rút khỏi Chính phủ Liên hiệp. Tiếp theo là một Bộ trưởng và một Thứ trưởng của Đảng Tôn giáo Toàn quốc---một đảng phái thuộc cánh cực hữu khác trong Nội các I-xra-en lại xin từ chức. Như vậy, trong 120 ghế Quốc hội, Chính phủ Sa-rôn đã chiếm từ 68 ghế giảm xuống còn 59 ghế. Hiện nay, Chính phủ Sa-rôn chỉ còn cách là dựa vào sự ủng hộ của Công Đảng---đảng đối lập, để ứng phó với các dự án không tín nhiệm Chính phủ lũ lượg kéo tới. Sau khi Tổng Thanh tra Ma-zút tuyên bố quyết định trên, Ông Pê-rét---Chủ tịch Công Đảng lập tức tỏ thái độ, nếu Thủ tướng Sa-rôn ra "lời mời chính thức", thì Công Đảng đồng ý bắt đầu cuộc đàm phán về việc vào Nội các.

Ba là, có lợi cho thực thi chương trình "hành động đơn phương". Tuy người I-xra-en đã quan tâm an ninh là hơn quan tâm vụ bê bối, song đương nhiên vụ bê bối của Ông Sa-rôn đã là cái chuôi trong tay của phái đối lập. Hiện nay, Ông Sa-rôn "có nhiều rắc rối" cuối cùng lại đã giảm bớt được một rắc rối. Ắt là có lợi cho Ông trong việc thực thi chương trình "hành động đơn phương".