Bà Quách Bình Anh—giám đốc nhà kỷ niệm Quách Mạt Nhược , con gái ông Quách Mạt Nhược nói :
"Các vị danh nhân này thể hiện lịch sử thế kỷ 20 bằng cá tính và sự từng trải của mình , cuộc đời họ là hình ảnh thu gọn của lịch sử thế kỷ 20 , gắn chặt với nhịp thở thời đại , đồng thời đại diện cho phương hướng phát triển của nền văn hoá thế kỷ 20 . Họ đứng đầu đội quân văn hóa thế kỷ 20 . "
Bà Tống Khánh Linh—cố chủ tịch danh dự nước Trung Quốc được nhân dân Trung Quốc mến yêu và được tôn là Quốc Mẫu . Bà và Tôn Trung Sơn—nhà cách mạng dân chủ Trung Quốc kết hôn năm 1915 . Sau khi ông Tôn Trung Sơn qua đời , bà Tống Khánh Linh tiếp tục theo đuổi sự nghiệp cách mạnh dân chủ , tích cực thúc đẩy dân tộc Trung Hoa đoàn kết một lòng , chống lại Phát-xít Nhật , bà là một trong những lãnh đạo chính của Ủy ban thế giới chống Phát-xít .
Năm 1949 , bà giữ chức phó chủ tịch nước . Cả cuộc đời bà đã cống hiến cho việc giữ gìn hoà bình thế giới , thúc đẩy tiến bộ nhân loại , bà còn dốc toàn bộ tâm huyết vào sự nghiệp văn hóa , giáo dục , y tế và phúc lợi của phụ nữ và trẻ em , được các tầng lớp xã hội Trung Quốc và nước ngoài khen ngợi , được coi là " Người phụ nữ vĩ đại trong thế kỷ 20 ."
Nhà văn kiêm nhà tư tưởng nổi tiếng Lỗ Tấn được tôn là Hồn dân tộc . Trong phong trào mở mang tư tưởng và phong trào văn hóa mới chống văn hóa phong kiến đầu thế kỷ 20 , ông Lỗ Tấn là Người cầm cờ anh dũng . Tạp văn của ông rất nổi tiếng với ngôn ngữ sắc bén , tình cảm đầy ắp , thôi thúc lòng người .
Nhà văn kiêm nhà viết kịch Lão Xả nổi tiếng vì tiểu thuyết và kịch nói . Vở kịch nói Quán trà do ông sáng tác là vở kịch nói kinh điển của Trung Quốc , được gọi là " Kỳ tích trên sân khấu phương đông ".Cả cuộc đời ông sáng tác khoảng 8 triệu chữ , phần lớn đều lấy đề tàiđời sống người dân thành thị . Bà Thư Tề, con gái ông Lão Xả nói :
" Cha tôi đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sáng tác văn học , sáng tác cho nhân dân , cha tôi đúng là một nhà văn như vậy . Cha tôi cũng làm nhiều việc khác , nhưng sự nghiệp quán xuyến suốt đời cha tôi chỉ là sáng tác văn học . "
Giống với ông Lão Xả , ông Quách Mạt Nhược và Mao Thuẫn cũng là nhà văn quan trọng trong lịch sử văn học hiện đại Trung Quốc . Đầu thế kỷ 20 , ông Quách Mạt Nhược tổ thức thành lập Xã Sáng Tạo—một hội bút quan trọng nhất và có ảnh hưởng nhất trong phong trào văn học mới Trung Quốc . Tạp chí Tiểu Thuyết Nguyệt Báo do Mao Thuẫn làm chủ bút là tạp chí văn học mới đầu tiên trong lịch sử văn học hiện đại Trung Quốc , ngoài ra , ông còn thành lập hội bút đầu tiên trong lịch sử văn học hiện đại Trung Quốc .
Ông Quách Mạt Nhược không những là nhà thơ và nhà văn , mà còn là nhà sử học , học giả văn tự cổ và nhà hoạt động xã hội . Mao Thuẫn thiết lập Qũy văn học với khoản tiết kiệm của mình để khen thưởng tác giả sáng tác tiểu thuyết xuất sắc .
Ông Mai Lan Phương là người đại diện cho nghệ thuật biểu diễn của Trung Quốc , là nhân vật quan trọng trong qúa trình phát triển nghệ thuật kinh kịch , cũng là người đưa kinh kịch Trung Quốc bước ra thế giới . Ông Mai Lan Phương khiến kinh kịch Trung Quốc đứng vững trên nghệ thuật sân khấu quốc tế .
Danh nhân là lịch sử cô đặc , là sự thể hiện tập trung cho tinh thần thời đại . Bà Cha Lợi Quần , cố vấn cuộc Triển lãm Danh nhân thế kỷ Trung Quốc , phó chủ tịch Qũy Tống Khánh Linh nói :
" Chúng tôi muốn thông qua Triển lãm này giới thiệu các nhân vật ưu tú của dân tộc Trung Hoa , làm cho bạn bè Xinh-ga-po và Ma-lai-xi-a hiểu biết toàn diện lịch sử Trung Quốc , đồng thời đẩy mạnh giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc và Xinh-ga-po cũng như Ma-lai-xi-a , thắt chặt hơn nữa mối tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước ." 1 2
|