Hai là, một số người I-rắc đi lên con đường chống đối bạo lực là nhằm chống lại ách chiếm đóng của quân Mỹ cũng như báo thù trước hành vi tàn bạo của quân Mỹ. Ách chiếm đóng quân sự của quân Mỹ đối với I-rắc, đã khiến một số người theo chủ nghĩa dân tộc vùng dậy và chống lại bằng thủ đoạn bạo lực. Hơn nữa, từ khi quân Mỹ phát động cuộc chiến I-rắc đến nay, có hàng nghìn hàng vạn người dân I-rắc vô tội đã bị thiệt mạng dưới bom đạn của quân Mỹ, lại có hàng nghìn hàng vạn người I-rắc bị quân Mỹ vô cớ bắt giam, chịu đựng đủ điều ngược đãi và làm nhục của quân Mỹ, có nhiều người còn bị hành hạ tình tội đến chết. Gia đình và người thân của họ không khỏi bốc cháy ngọn lửa phục thù, khiến họ bất chấp áp dụng mọi thủ đoạn bạo lực nhằm trả đũa bọn chiếm đóng cũng như những người I-rắc "đồng lõa" với chúng. I-rắc tràn lan súng ống, đã cung cấp cho người muốn trả thù một thủ đoạn trả đũa trí tử;
Ba là, không tin cậy vào Chính phủ Lâm thời I-rắc cũng như bọn chiếm đóng Mỹ, khiến một số người chỉ tin vào bạo lực, mà không tin vào "lời cam kết" nữa.
Bốn là, một số người bị loại trừ ra ngoài Chính phủ Lâm thời, hoặc một số thành viên trong Hội đồng Điều hành Lâm thời cũ, cũng như các dòng phái tôn giáo và phe phái chính trị trong chính phủ Lâm thời hiện nay một mực không công nhận sự bổ nhiệm của Mỹ, sẽ tiếp tục áp dụng lập trường tẩy chay và không hợp tác, lực lượng vũ trang của các phe phái này còn muốn đạt tới mục đích chính trị bằng cách tiếp tục lựa chọn thủ đoạn bạo lực. 1 2
|