Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-06-14 16:19:50    
Không khom lưng vì 5 đấu gạo

cri

Ý của câu thành ngữ này là chỉ người có phẩm đức thanh cao và có chí khí, không khom lưng quỳ gối trước sự cám dỗ.

Câu thành ngữ này có xuất xứ từ Tấn thư- Đào Tiềm truyện.

Đào-Tiềm còn gọi là Đào-Uyên-Minh, là một thi sĩ đồng quê nổi tiếng thời Đông-Tấn, ông đã sáng tác được khá nhiều bài thơ lấy phong cảnh thiên nhiên đồng quê và cuộc sống nông thôn làm bối cảnh.

Đào-Uyên-Minh là người có tính nết cao nhã, không màng danh lợi, không ham muốn vinh hoa phú quý, nên cuộc sống hết sức kham khổ.

Mùa thu năm 405 công nguyên, Đào-Uyên-Minh đến làm huyện lệnh ở Bành-Trạch nơi gần quê ông. Mùa đông năm ấy, thái thú quận đã cử Đốc-Bưu đến huyện Bành-Trạch để điều tra tình hình. Đốc-Bưu là một kẻ tiểu nhân thô tục và ngạo mạn, y mới đặt chân tới huyện Bành-Trạch đã sức quan huyện đến hỏi truyện để ra oai với thiên hạ.

Nhưng huyện lệnh Đào-Uyên-Minh vốn dĩ là người không sợ quyền thế, càng không phải là kẻ tiểu nhân khúm núm, nịnh hót cấp trên. Ông ghét cay ghét đắng những đứa tiểu nhân mượn tiếng là cấp trên để chỉ tay năm ngón, giả đò ra oai làm phúc cho dân chúng, nhưng khốn nỗi ông lại không thể từ chối được bèn lập tức đi ngay để gặp Đốc-Bưu.

Những người cùng làm việc với ông thấy vậy vội ngăn ông lại nói: "Đại nhân đến chào Đốc-Bưu thì phải mặc quan phục và thắt đai lưng, bằng không Đốc-Bưu sẽ bảo đại nhân không tôn trọng y mà nhân đó làm to truyện ra, thì e rằng sẽ không có lợi cho đại nhân". Đào-Uyên-Minh nghe vậy vô cùng tức giận, không còn cách nào khác đành than rằng: "Tôi không thể khom lưng vì 5 đấu gạo". Nói xong, ông đem con dấu quan huyện ra, viết lại một lá thư từ chức, rồi rời huyện Bành-Trạch về quê.

Về sau, Đào-Uyên-Minh đã viết bài "Quy khứ lai từ" nổi tiếng để bày tỏ tâm trạng không chịu khom lưng trước quyền quý và từ chức quan về sống ẩn dật của ông.

Đào-Uyên-Minh làm quan huyện chỉ được hơn 80 ngày. Bởi vì bổng lộc của quan huyện lúc bấy giờ chỉ có năm đấu gạo. Cho nên ông mới nói câu: "Không khom lưng vì 5 đấu gạo".

Về sau, người ta thường dùng câu nói này để chỉ phẩm cách thanh cao và có chí khí.