Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-06-14 13:54:02    
Bà mẹ trẻ và chín đứa con trong làng thiếu nhi

cri
Tháng 5, trên cao nguyên Thanh Tạng gió xuân ấm áp, trăm hoa đua nở. Giống như các nơi khác trên thế giới, trung tuần tháng 5 hàng năm là ngày bà mẹ, ngày này cũng là ngày lễ của tất cả các bà mẹ dân tộc Tạng, vào ngày này, các bà mẹ đều nhận được bó hoa tươi và lời chúc phúc nồng thắm của những đứa con yêu dấu, tận hưởng niềm hạnh phúc và hân hoan của người mẹ. Chị Đơ-xin-chua-ca người phụ nữ dân tộc Tạng nhận được lời chúc phúc của 9 đưá con, chị cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Nhìn 9 đứa con khoẻ mạnh, chị không khỏi xúc động, những tình cảnh ngày xưa như hiện ra trước mắt chị...

Chị Đơ-xin-chua-ca là hộ lý của làng thiếu nhi SOS thành phố La-sa Tây Tạng, công việc của chị là chăm sóc trẻ em trong làng thiếu nhi. Tuy chị chưa lấy chồng, nhưng chị có những 9 đứa con mà chị thương yêu như con đẻ.

Làng thiếu nhi SOS thành phố La-sa do tổ chức làng thiếu nhi SOS quốc tế và Bộ dân chính TQ phối hợp xây dựng, bốn năm trước bắt đầu nhận nuôi trẻ mồ côi. Hiện nay, làng này đã nhận nuôi 156 trẻ mồ côi đến từ các địa phương Tây Tạng. Những đứa trẻ này giống như những đưa trẻ trong gia đình bình thường khác, không những được quan tâm và săn sóc của người lớn, mà còn được giáo dục chính quy. Ông Ta-oa, trưởng làng thiếu nhi SOS La-sa cho biết:

"Hiện nay Làng thiếu nhi có 50 đứa trẻ đang học cấp I. Những đứa trẻ chưa đến tuổi đi học thì vào nhà trẻ. Ngoài ra, làng thiếu nhi còn căn cứ sở trường và sở thích của trẻ em ở đây sắp xếp nhiều chương trình hoạt động văn nghệ và thể thao."

Để những đứa trẻ sống trong làng thiếu nhi được hưởng bầu không khí đầm ấm của gia đình, làng chia 150 đứa trẻ thành 17 gia đình nhỏ, mỗi gia đình nhỏ có một "người mẹ" chăm sóc, những người mẹ này đều là phụ nữ trẻ, họ gác lại tình yêu và hôn nhân của mình, dồn hết tâm trí và tình thương của mình vào việc chăm sóc và dạy dỗ "con". Chị Đơ-xin-chua-ca là một trong những người mẹ đó.

Chị Đơ-xin-chua-ca và 9 đứa con của chị sống trong một ngôi nhà trong làng thiếu nhi. Khi bước vào nhà chị, phóng viên nhìn thấy những đứa trẻ đang dọn dẹp nhà cửa, đứa thì lau cửa kính, đứa phơi chăn, trong nhà tràn ngập bầu không khí gia đình đầm ấm. Chị Đơ-xin-chua-ca niềm nở mời chúng tôi uống nước, kể cho chúng tôi nghe chuyện chị làm người mẹ của làng thiếu nhi như thế nào.

Trước đây, chị là nhân viên đánh máy của một trường trung học ở miền nam Tây Tạng, công việc khá nhàn rỗi, môi trường làm việc cũng rất tốt. Một lần rất ngẫu nhiên, chị nhìn thấy một thông báo tuyển dụng "người mẹ" của làng thiếu nhi trên báo. Nhưng chị không để ý, chị nói, có lẽ là số phận đã định đoạt cái duyên không thể chia cắt giữa chị với những đứa trẻ này, đến hạn ngày đăng ký cuối cùng, chị mới chạy đến làng thiếu nhi đăng ký. Chị vượt qua sát hạch một cách thuận lợi, trở thành người mẹ trẻ của làng thiếu nhi.

Công việc mấy tháng đầu đối với chị có thể nói là một thử thách không nhỏ. Mới vào làng, chị đã phải chăm sóc 3 đứa trẻ mồ côi. Chị nói, hồi mới đến đây, những đứa trẻ này nói tiếng địa phương, chúng tôi không hiểu nhau, chỉ có thể giao lưu bằng tay. Hôm đầu gặp những đứa trẻ này, chúng ăn mặc bẩn thỉu, da mặt bị nứt nẻ, chị thương quá lập tức bế chúng đi tắm nước nóng. Có lẽ do những đứa trẻ này từ bé mồ côi cha mẹ có tâm lý cảnh giác trước người lạ mặt, lúc chị tắm rửa cho chúng, chúng vừa khóc vừa la ó, có đứa còn lấy khủy tay chống lại chị.

Trong những ngày tháng làm quen với chúng, chị Đơ-xin-chua-ca dần dần hiểu hơn ý nghĩa thật sự của công việc trong làng thiếu nhi, đồng thời cảm thấy tính chất nặng nhọc và vất vả của "người mẹ". Có lúc chị thấy tủi thân, muốn bỏ đi, nhưng mỗi khi nhìn thấy khuôn mặt hồn hiên và những đôi mắt quyến luyến của những đứa trẻ, lòng chị tràn đầy tình thương yêu và nhân ái, hối thúc chị tiếp tục ở lại và làm tròn nhiệm vụ của một người mẹ.

Bốn năm nay, trẻ mồ côi vào làng thiếu nhi ngày càng nhiều, gia đình chị cũng thêm mấy đưá trẻ đến từ các khu vực khác nhau. Hiện nay, chị chung sống chan hoà với 9 đứa trẻ trong đại gia đình đầm ấm của làng SOS.

Chị Chua-ca nói, tuy vất vả một tí, khổ một tý, nhưng nhìn những đứa trẻ ngày một khôn lớn, chị thấy rất vui, rất hạnh phúc.

Đi vào căn phòng của chị Đơ-xin-chua-ca, chúng tôi thấy trên tường treo đầy tranh vẽ của những đưá trẻ, trong tranh vẽ trẻ con, hoa lá, ngôi nhà nhỏ hơi lệch, dưới mỗi bức tranh đều viết rất rõ ràng dòng chữ "chúc mừng sinh nhật của mẹ". Chị Chua-ca khoe với chúng tôi, đây là thiếp chúc mừng sinh nhật mà những đứa trẻ này tặng chị. Nói đến đây, chị xúc động và rơm rớm nước mắt.

Để chứng thực tình yêu của những đứa trẻ đối với người mẹ trẻ này, chúng tôi tập hợp chúng và hỏi "các cháu có biết hôm nay là ngày gì không?" Chúng đồng thanh trả lời: "hôm nay là sinh nhật của mẹ ạ." Chúng còn đòi hát tặng mẹ thân yêu mấy bài hát.

Nghe tiếng hát trẻ thơ, lòng chúng tôi trào dâng một niềm hân hoan khó tả, một người mẹ trẻ tuổi, nuôi 9 đứa trẻ mồ côi khôn lớn, dạy dỗ chúng, dồn hết tâm sức và tình thương cho chúng. Qua đó, chúng tôi có thể cảm thấy tình thương vĩ đại của người mẹ, và sự đền đáp chân thành của những đứa trẻ.

Các bạn thân mến, chúng tôi chúc phúc chị Đơ-xin-chua-ca, chúc phúc tất cả những bà mẹ trong làng thiếu nhi SOS thành phố La-sa, chúc những đứa trẻ của họ mạnh khoẻ, chóng lớn.