Mấy năm nay, Trung Quốc đã tăng cường mở rộng mức độ khai thác miền tây. Theo đà môi trường phát triển kinh tế của miền Tây không ngừng cải thiện, ngày càng nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đã có nguyện vọng đến đây tìm cơ hội phát triển, nhiều người trong số họ với hình thức là người tình nguyện triển khai các công tác như giáo dục, y tế, phổ biến kỹ thuật nông nghiệp v.v... ở miền Tây Trung Quốc.
Anh Mạc Phong năm nay 23 tuổi, tốt nghiệp khoa y học dự phòng Trường đại học Bắc Kinh, năm ngoái, anh đã khước từ công việc thu nhập khá ở thành phố Thẩm Quyến kinh tế phát triển miền Nam Trung Quốc, đến làm một người tình nguyện ở một đơn vị y tế cơ sở khu tự trị nội Mông miền Bắc Trung Quốc. Nhắc đến sự lựa chọn của mình, anh Mạc Phong nói :
Thực ra thì tôi cũng như nhiều người khác, cũng muốn có một công việc ổn định ở thành phố lớn, sống cuộc sống thật thỏa mái. Nhưng mặt khác tôi cũng mong mình làm người có cống hiến cho xã hội, làm nên sự nghiệp của mình. Tôi suy nghĩ thấy ở Thâm Quyến có nhiều thạc sĩ và tiến sĩ, bản thân phát huy tác dụng không đầy đủ, cho nên tôi mới muốn đến miền Tây để phát huy tác dụng lớn hơn, thực hiện thỏa đáng giá trị bản thân.
Ở Trung Quốc có rất nhiều sinh viên tốt nghiệp có suy nghĩ như anh Mạc Phong. Nhằm thỏa mãn nguyện vọng của họ, đồng thời cũng đưa thêm nhiều nhân tài để phát triển miền Tây Trung Quốc, năm ngoái, Trung Quốc đưa ra một kế hoạch sinh viên tốt nghiệp tình nguyện đến phục vụ tại miền Tây, kế hoạch này làm theo nguyên tắc tự nguyện báo tên, công khai tuyển sinh, tuyển chọn sinh viên có thành tích khá, tuyển 6000 người tình nguyện đến 12 thành phố và khu vực nghèo khó ở miền Tây, làm việc từ 1 đến 2 năm ở các ngành như xây dựng và quản lý giáo dục, y tế, kỹ thuật nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo v.v... Kế hoạch này đã được sinh viên Trung Quốc hưởng ứng mạnh mẽ, có hơn 40 nghìn sinh viên báo tên, vượt xa so với kế hoạch tuyển sinh.
Đồng chí Đinh Nguyên Trúc, nhân viên nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu và phục vụ người tình nguyện trường đại học Bắc Kinh nói, sinh viên tốt nghiệp đi miền Tây không những đưa thêm nhân tài cho miền Tây, đồng thời có tác dụng tích cực trong việc tăng thêm kinh nghiệm cuộc sống cho sinh viên :
Sinh viên rất trẻ, họ đi làm việc thể nghiệm một hai năm ở miền Tây, là một dịp tốt để sinh viên tăng thêm kinh nghiệm công tác và phát triển thêm một bước trong tương lai của họ.
Được biết, sinh viên tốt nghiệp Trung Quốc làm công tác người tình nguyện ở miền Tây trong gần một năm qua đã phát huy tác dụng tích cực trong các cương vị của mình. Có người tình nguyện giảng dạy ở các trường lớp thôn xã, có người hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân, chỉ đạo họ triển khai trồng trọt theo khoa học, có sinh viên khám bệnh nghĩa vụ cho nông dân, khám chữa bệnh và đưa thuốc thang đến những khu vực hẻo lánh.
Anh Mạc Phong mà chúng ta vừa nhắc đến hiện nay đang làm việc tại trạm y tế phòng dịch cơ sở Ba-lin-shi-qi miền đông khu tự trị Nội Mông. Anh Mạc Phong là nhân viên có bằng cấp cao nhất trong trạm y tế, trong hơn 40 nhân viên còn lại có một nửa số người không học về ngành y. Do nơi đây đất rộng người thưa, điều kiện giao thông có hạn, công tác tiêm phòng dịch cho các cháu thường không kịp thời. Mà Cuộc sống của nông dân chăn nuôi lại không khấm khá, một số người do nghèo khó, mắc bệnh tật cứ nhẫn nhịn không đi khám chữa bệnh. Thấy tình cảnh này, trong lòng anh thật nặng chĩu, đồng thời, anh có cảm giác chưa từng có là người khác cần đến mình , anh nói :
Nhìn thấy những người vì ốm đau mà nghèo nàn, vì ốm đau mà trở lại nghèo khó và những em không được tiêm phòng, mà lòng tôi dấy lên một nguyện vọng mạnh mẽ là phải thay đổi tình trạng hiện nay. Tuy sức lực của bản thân tôi không đáng kể, nhưng tối thiểu tôi có quyết tâm, thông qua sự nỗ lực không mệt mỏi, tôi tin tưởng rằng tình hình hiện nay nhất định được thay đổi.
Anh Mạc Phong thường hay nhắc đến một việc như thế này : Có một lần, anh cùng một đồng sự đi hơn 140 km trong thời tiết lạnh âm hơn 20 độ C, đến từng nhà nông dân chăn nuôi để cho các em uống thuốc phòng bệnh bại liệt trẻ em, khi trở về đêm đã khuya, thế mà toàn thể anh em trạm y tế vẫn đứng đợi họ trở về. Mỗi khi nhớ đến việc này là anh lại rất xúc động.
Sinh viên là như vậy đấy, họ cống hiến nhưng đồng thời thu hoạch rất nhiều. Nhắc đến thu hoạch của mình, anh Mạc Phong nói :
Chúng tôi mang theo tâm trạng hiến dâng đi miền Tây, trong quá trình cống hiến quả thực thu hoạch rất nhiều, nhất là hiểu biết về xã hội, nhưng điều then chốt nhất là thu hoạch về tâm linh, cảm thấy cống hiến của mình rất có giá trị, nuôi dưỡng lòng trách nhiệm cho mình.
Sinh viên Trung Quốc làm công việc người tình nguyện ở miền Tây đã giành được tiến triển tích cực, khiến người tổ chức kế hoạch này cảm thấy hết sức yên tâm. Đồng chí Triệu Dũng, bí thư thứ nhất ban bí thư Trung ương đoàn thanh niên cộng sản Trung Quốc nói :
Thực tiễn chứng tỏ , kế hoạch sinh viên tình nguyện đi miền Tây phục vụ là một hành động quan trọng cho sinh viên sáng lập sự nghiệp, là một hành động quan trọng cho sự khai thác miền Tây với qui mô lớn, là một biện pháp quan trọng để bồi dưỡng nhân tài trẻ ưu tú.
Được biết, công tác tuyển sinh đợt hai của kế hoạch sinh viên tốt nghiệp Trung Quốc tình nguyện đến miền tây phục vụ đã kết thúc, năm nay lại có hơn 50 nghìn sinh viên đăng ký tình nguyện, 6 nghìn người trong số họ sẽ được tuyển chọn tham gia hoạt động tình nguyện phục vụ miền tây Trung Quốc.
|