Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-06-09 19:13:05    
Câu chuyện về ông Châu Thọ Thanh-chuyên gia viên lâm làm việc tại vườn thực vật nhiệt đới

cri
Xịp-soỏng-pàn-na tỉnh Vân Nam miền tây nam Trung Quốc là một nơi có phong cảnh tươi đẹp, hàng năm khách nước ngoài không ngớt đến đây tham quan. Mà ai đã đến đây du lịch , dứt khoát phải đến một nơi, đó là vườn thực vật nhiệt đới Xịp-soỏng-pàn-na, đây là một vườn thực vật có chủng loại thực vật nhiều nhất Trung Quốc, trong vườn trồng rất nhiều thực vật nhiệt đới nhìn không hết. Những thực vật này, có loại tự mọc trong vườn, có loại là do các chuyên gia viên lâm tìm kiếm trồng thêm.

Giáo sư Châu Thọ Thanh năm nay gần bảy chục tuổi là trưởng ban trồng trọt viên lâm vườn thực vật nhiệt đới Xịp-soỏng-pàn-na. Năm 1965, sau khi tốt nghiệp trường đại học lâm nghiệp Nam Kinh miền đông Trung Quốc, ông được cử đến công tác tại sở nghiên cứu thực vật viện hàn lâm khoa học Trung Quốc, năm 1966, ông tham gia xây dựng vườn thực vật nhiệt đới Xịp-soỏng-pàn-na tỉnh Vân Nam miền tây nam Trung Quốc.

Xịp-soỏng-pàn-na nằm trong vùng cao áp đường hồi quy bắc tây Á, trung Á và bắc Phi , ở vùng cao áp này phần lớn là sa mạc triền miên, nhưng phong cảnh ở đây lại đẹp một cách độc đáo, có cánh rừng rộng bát ngát rậm rạp, là khu rừng nhiệt đới có diện tích rộng còn bảo tồn duy nhất của Trung Quốc, ở đây có điều kiện thiên nhiên ưu đãi để gây dựng vườn thực vật.

Ngày nay, đáp máy bay từ thành phố Côn Minh tỉnh lỵ tỉnh Vân Nam đến Xịp-soỏng-pàn-na chỉ mất 40 phút đồng hồ. Nhưng khi ông Châu Thọ Thanh lần đầu tiên đến đây , lúc đó còn chưa có đường hàng không, ông ngồi ô tô mất một tuần lễ mới tới. Thời đó, điều kiện sinh sống ở Xịp-soỏng-pàn-na cũng hết sức gian khổ, ngày ăn ba bữa cao lương, rau xanh rất ít, thịt cá càng không phải nói, 3 người cùng đi với ông đã lần lượt bỏ đi do môi trường khắc nghiệt, chỉ còn mình ông ở lại cùng các đồng nghiệp đứng tuổi địa phương bắt đầu làm công tác xây dựng vườn thực vật. Ông nói, nhiệm vụ của ông lúc bấy giờ là gây trồng thêm giống cây mới cho vườn thực vật, mà thí điểm ban đầu đã có thu hoạch lớn . Ông nói :

Do học về chuyên ngành lâm nghiệp, nên sau khi đến đây tôi tham gia công việc đưa thêm giống cây nhiệt đới. Lúc đó đưa vào một giống cây đặc biệt tên là Khinh Mộc, là loại cây gỗ thương phẩm nhẹ nhất trên thế giới, tỉ trọng của loại gỗ này chỉ có 0,15, cầm trên tay có cảm giác giống như bông. Nó là loại gỗ nhiệt đới đặc biệt hết sức quan trọng, loại gỗ này nhập từ Ê-cu-a -đo Nam Mỹ, là vật liệu quan trọng dùng để chế tạo máy bay, chiến hạm, mô hình máy bay, thậm chí cả vệ tinh nhân tạo.v.v...

Ông Châu Thọ Thanh cho biết, giống cây trồng năm đó nay đã thành cánh rừng rộng mênh mông. Đi vào rừng rậm tìm giống cây là một công việc không dễ dàng, chặt gai góc mở đường là lẽ tất nhiên, có lúc đi tìm giống cây hiếm thường phải trèo lên những ngọn núi cheo leo, sơ ý trượt chân là rơi xuống vực thẳm. Do đó, làm công việc này phải đầy lòng can đảm, đồng thời phải biết trèo núi, trèo cây v.v... Có một lần, ông đi khảo sát trong rừng nhiệt đới địa phương , phát hiện một giống cây mới, sau đó mọi người đặt tên cho giống cây này là "Vọng Thiên thụ". Để tìm thấy giống cây này, ông Thanh đã phải chèo lên cây cao chót vót . Ông nói :

Năm 1976, tôi đi tìm giống cây mới trong rừng nhưng không tìm thấy, tôi không cam tâm, sau đó một hôm tôi thấy trên cây mà sau này có tên là "Vọng Thiên thụ" có cây leo, tôi trèo lên theo cây leo tới độ cao 50 mét, phát hiện quả trên cây đã rụng hết. Người địa phương cho biết, chưa bao giờ nhìn thấy ai trèo lên loại cây này, có thể nói tôi là người trèo cây cao nhất ở Xịp-soỏng-pàn-na. Sau đó chúng tôi thấy quả rụng xuống đâm trồi ở dưới gốc cây, nên mới đào về ươm trồng. Giống cây đào về ươm trồng năm ấy, nay đã mọc cao hơn chục mét.

Vọng Thiên thụ là giống cây lớn nhất trong rừng cây nhiệt đới, có cây mọc cao hơn 70 mét, đường kính thân cây rộng khoảng 1,5 mét, hạ một cây được hàng 40 mét khối gỗ. Hiện nay, cây Vọng Thiên được xếp vào loại cây gỗ quí cấp một quốc gia Trung Quốc.

Ông Châu Thọ Thanh khảo sát dã ngoại tìm thấy những giống cây mới trong mấy chục năm qua, không những làm phong phú giống thực vật trong vườn thực vật, cung cấp tiêu bản thực vật sống cho công tác nghiên cứu khoa học cây rừng Trung Quốc, mà còn phát huy tác dụng quan trọng trong việc xây dựng kinh tế và môi trường của Trung Quốc. Trong những giống cây mới đó có một loại cây tên là "Đàn Hoa Mộc", gỗ rất trắng, mọc rất nhanh, hạt giống trồng khoảng 10 năm thì mọc thành cây khổng lồ, bình quân mỗi năm mọc cao 2 mét. Trước đây, mọi người chỉ nhìn thấy loại cây này ở các nước như Ấn Độ, Mi-an-ma, Thái-lan, Ma-lai-si-a.v.v... Ông và đồng nghiệp của mình đã phát hiện giống cây này trong quá trình khảo sát dã ngoại, xong thông qua nghiên cứu giải quyết vấn đề ươm trồng, trồng rừng trên núi.v.v... Hiện nay, giống cây này đã được trồng trọt ở nhiều khu vực như Vân Nam v.v..., trở thành giống cây gây rừng chủ yếu ở khu vực nhiệt đới Trung Quốc và nhiệt đới châu Á.

Những người thích nghe những bản nhạc du dương diễn tấu bằng kèn clarinét hay vi-ô-lông có lẽ không biết phím nhạc làm bằng gỗ Tử Đàn là một giống cây gỗ quí, mà ông Châu Thọ Thanh là người phát hiện đầu tiên giống cây này ở Trung Quốc. Đó là vào năm 1977, ông đi khảo sát ở nông thôn Xịp-soỏng-pàn-na, tình cờ thấy người địa phương cầm một khúc gỗ màu đen nhánh, khúc gỗ như nâm châm thu hút ông. Khi được biết khúc gỗ này là giống gỗ của địa phương, ông liền nhờ họ dắt lên núi lùng xục và không bao lâu đã tìm thấy giống cây này. Thế là ông thu lượm tiêu bản, sau khi xét nhận mới biết tìm thấy ở Xịp-soỏng-pàn-na là gỗ Tử Đàn hết sức quí hiếm mà Trung Quốc thường nhập khẩu.

Ông phấn khởi nói không nên lời mỗi khi tìm thấy một giống cây mới. Ông Thanh làm công tác tìm giống cây mới đến nay đã gần 40 năm trời, trong vườn thực vật có hơn 100 giống cây mới do ông tìm thấy. Lao động vất vả của ông và các đồng nghiệp đã trang điểm cho vườn thực vật nhiệt đới thật tươi đẹp, cho người tham quan và du khách một sự hưởng thụ vô tận. Chị Lý Hải Tú , du khách Bắc Kinh nói :

Tôi và các bạn trong đoàn đều có cảm giác rất thoải mái khi đến vườn thực vật nhiệt đới, không những được ngắm nhìn các loại thực vật, mở rộng tầm mắt, tăng thêm nhiều kiến thức, mà cảm thấy môi trường vườn thực vật rất tốt. Đứng trong đó , tâm tình thật dễ chịu, vừa ngắm nhìn cảnh đẹp, lại nung nấu tư tưởng tình cảm.

Theo giới thiệu, vườn thực vật nhiệt đới Xịp-soỏng-pàn-na hiện nay có gần 9000 giống cây, trong đó có hơn 2000 giống thực vật quí khan hiếm, đã trở thành trung tâm nghiên cứu thực vật nhiệt đới của Trung Quốc và là vườn thực vật nhiệt đới lớn nhất châu Á. Vườn thực vật này còn chuẩn bị dùng 3 đến 5 năm, thu tập giống cây tăng lên tới 10 nghìn loại, trở thành vườn thực vật của Trung Quốc đầu tiên trồng trên 10 nghìn loại thực vật.