Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-06-09 13:34:44    
Lục Tất Cư-cửa hiệu lâu đời của Trung Quốc

cri

Theo thống kê chưa đầy đủ , Trung Quốc có mấy chục ngàn cửa hiệu lâu đời , chủ yếu tập trung trong các lĩnh vực y dược , ẩm thực v v...Lục Tất Cư là một trong những cửa hiệu lâu đời này .Lục Tất Cư chuyên bán các loại dưa muối , nằm ở phố Tiền Môn Bắc Kinh . Dưa của cửa hiệu này ngọt mặn vừa miệng , được mọi người khen ngon và ưa thích .

Trong cửa hiệu treo biển viết 3 chữ to " Lục Tất Cư ", 3 chữ này có kết cấu cân đối , nét chữ rắn rỏi , nhưng không ghi tên người viết . Tương truyền , cái biển này do đại thần kiêm nhà thư pháp nhà Minh Nghiêm Tung viết .

Trong thời cổ đại Trung Quốc , khi thương gia đặt tên cho cửa hiệu của mình thường dùng chữ "Khánh ", " Phúc " , "Thuận " v v...để lấy cái may và đọc lên nghe rất kêu . Thế tại sao chủ cửa hiệu Lục Tất Cư không dùng những chữ như vậy , mà lại dùng 3 chữ "Lục Tất Cư " đặt tên cho cửa hiệu ?

Lục Tất Cư là do anh em họ Triệu ở huyện Lâm Phần tỉnh Sơn Tây sáng lập vào năm thứ 9 vua Gia Tịnh đời nhà Minh , tức năm 1530 . Ban đầu chỉ bán rượu , sau đó bán 6 loại hàng thường dùng trong đời sống hàng ngày như : củi , gạo , dầu , muối , tương và giấm , vì thế mới có tên gọi là "Lục Tất Cư", Lục có nghĩa là 6 , Tất có nghĩa là hàng tất yếu . Cư là chỉ cửa hiệu .

Anh em họ Triệu rất giỏi về quản lý kinh doanh, cửa hiệu lại nằm ở đường phố sầm uất , đông người qua lại , vì vậy , tình hình buôn bán tấp nập và ngày càng phát triển . Lúc này , chủ hiệu cảm thấy biển hiệu nhỏ qúa , không phù hợp với quy mô làm ăn của cửa hiệu , định mời một nhà thư pháp viết hộ một cái biển mới . Cuối cùng , ông mời được Nghiêm Tung , một đại thần và là nhà thư pháp đời Minh . Nhưng trên biển không ghi tên Nghiêm Minh .

Về chuyện này có nhiều cách giải thích , một cách nói rằng , trước khi làm quan to , Nghiêm Tung nhàn cư ở Bắc Kinh , ông rất thích đến Lục Tất Cư uống rượu , vì vậy chủ hiệu và những người làm việc trong hiệu rất quen với ông . Chủ hiệu biết Nghiêm Tung giỏi về thư pháp ,bèn mời ông viết biển hiệu này . Lúc đó , Nghiêm Tung còn là bình dân , cho nên không đề tên mình trên biển .

Một cách giải thích khác kể rằng : Biển hiệu Lục Tất Cư do Nghiêm Tung viết sau khi ông làm quan to . Tương truyền , Nghiêm Tung rất thích uống rượu của Lục Tất Cư , thường sai đầy tớ ra hiệu đong rượu . Chủ hiệu Lục Tất Cư muốn cậy quyền thế Nghiêm Tung để mở rộng tiếng tăm cửa hiệu , bèn nhờ đầy tớ nhà Nghiêm Tung xin chữ . Đầy tớ về nhà , không dám thưa với Nghiêm Tung ,tìm đến vợ ông nhờ vả .

Vợ Nghiêm Tung biết chồng mình không đời nào viết biển hiệu cho một cửa hiệu tầm thường , bèn nghĩ ra một cách . Bà cố tình tập viết ba chữ Lục Tất Cư trước mắt Nghiêm Tung , Nghiêm Tung thấy vợ viết xấu qúa , bèn viết 3 chữ Lục Tất Cư để vợ mô phỏng luyện tập . Thế là có được biển hiệu Lục Tất Cư hôm nay , cũng vì thế mà trên biển hiệi không ghi tên Nghiêm Tung .

Sau khi biển hiệu nền đen chữ vàng do Nghiêm Tung viết ra mắt thiên hạ , cửa hiệu vô danh này ngay lập tức nổi tiểng cả thành phố , các mặt hàng đều bán rất chạy , trong đó dưa bán chạy nhất , từ đó về sau , cửa hiệu Lục Tất Cư mới chuyên bán dưa .