Nếu như người mẹ không thích ăn cái gì, thì cũng rất ít khi cho con ăn. Một nghiên cứu mới cho rằng, hướng ăn uống của con cái phần lớn chịu sự ảnh hưởng của người mẹ.
Thạc sĩ Xchin-na của một trường đại học ở Mỹ nêu ra : từ khi 2 tuổi, việc ăn uống của con trẻ đã chịu sự ảnh hưởng thói quen ăn uống của người mẹ , người mẹ ít khi cho ăn những thức ăn mà mình không thích ăn, trong đó bao gồm cả những thức ăn có dinh dưỡng rất phong phú như những thực phẩm chế biến bằng đỗ. Người mẹ phải nhận thức được vai trò quan trọng của mình trong việc ăn uống của con cái, nên cho con các loại thức ăn với chủng loại khác nhau, trong đó có cả những thức ăn mà những người lớn trong gia đình không thích ăn, nếu như lầu đầu tiên cháu không chịu ăn cũng vẫn phải kiên trì .
Những nhân viên nghiên cứu đã tiến hành điều tra đối với 70 người mẹ, con đang 2-3 tuổi và 4-8 tuổi, tìm hiểu xem người mẹ và đứa trẻ thích ăn và không thích ăn những thứ gì. Kết quả cho thấy, trong danh sách 196 loại thực phẩm, thì hầu như các bà mẹ này đều đã ăn, thế nhưng có nhiều loại thì các cháu chưa được ăn bao giờ. Nhưng trong nhóm người mẹ của những cháu 8 tuổi, thì số lượng và chủng loại thức ăn mà các cháu không thích ăn giống như người mẹ .
Các nhân viên nghiên cứu nêu ra, theo đà các cháu ngày một lớn thì sự thay đổi về khẩu vị không lớn, ưa thích ăn những thứ gì đã được hình thành ngay từ khi 2-3 tuổi. Đây cũng tức là ngay từ khi chập chững biết đi đã thích ăn trên 60% những thức ăn trong thực đơn này, đến lúc 8 tuổi chỉ tăng thêm có 4% . Thạc sĩ Xchin-na nêu ra, các cháu nhỏ thích ăn ngọt, ăn vặt và thịt, mà không thích ăn rau xanh, nhất là hành tây sống, nấm, cần tây và cà chua, từ 2-3 tuổi đến lúc 8 tuổi thì số rau xanh mà các cháu chưa ăn bao giờ giảm 10%, nhưng những loại rau xanh mà các cháu thích ăn lại tăng lên 2%. Mà những ưa thích khi 4 tuổi trực tiếp ảnh hưởng đến thực đơn khi 8 tuổi. Các cháu dễ tiếp thu những thức ăn được ăn từ những buổi ban đầu, tốt nhất là trước khi 8 tuổi .
Người mẹ trong thời gian mang thai, thậm chí ngay cả trước đó, có tính chất quyết định đối với đưá bé khi sinh ra và thậm chí đến khi bé bước vài tuổi thành niên .
Khi mang thai,cơ thể người mẹ thiếu chất dinh dưỡng thì trẻ sinh ra sẽ thiếu cân và sức đề kháng của thai nhi sẽ kém và rất dễ bị đẻ non. Hơn nữa, phần lớn những đứa trẻ sinh ra bị ít cân thì thời gian sau dễ mắc một số bệnh như: bệnh tim mạch, đại tháo,v,v, thậm chí những căn bệnh này có thể di truyền đến thế hệ sau, chính vì lý do trên mà người mẹ cần phải biết giữ gìn sức khỏe và chăm sóc thai nhi để sinh ra bé có trọng lượng cơ thể bình thường, có sức đề kháng cao, tạo điều kiện dễ dàng cho sự phát triển toàn diện về cả thể chất và trí tuệ trong thời gian sau .
Người mẹ khi mang thai không nên thay đổi thói quen ăn uống, mà là thời gian phải bắt đầu một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng hơn trước .
Sau đây là một vài nguyên tắc để có chế độ ăn uống điều độ và đầy đủ chất dinh dưỡng :
Không được bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng, ít nhất là phải dùng bữa ăn nhẹ nếu cần thiết .
Phải thường xuyên thay đổi thực đơn các món ăn, và phải đầy đủ chất dinh dưỡng như : thịt, cá, trứng, các sản phẩm sữa và pho mát, rau xanh, hoa quả tươi, bánh mỳ và các chất bột, chất béo ...
Hàng ngày phải uống sữa ít nhất 4 lần .
Nên uống nhiều nước, không được uống cà phê và những đồ uống có cồn .
|