Tất cả những người làm cha mẹ ai cũng mong sinh được một đứa con khỏe mạnh, thế nhưng như chị Tuệ một công nhân bình thường ở BK lại không được hưởng niềm hạnh phúc đó ,khi đứa con của chị vừa chào đời đã bị bệnh teo não, bác sĩ nói sau này cháu không kém trí khôn thì cũng bị liệt. Thế nhưng 20 năm sau, ai ngờ cháu lại trở thành sinh viên của một trường đại học .
Một câu bé 20 năm trước khi mới chào đời, đã bị bác sĩ chẩn đoán một cách quả quyết rằng " đức trẻ này sau này không kém trí khôn thì cũng bị liệt , nay đã trở thành một sinh viên của trường đại học bán trú quận Hải Điện thành phố BK, đối với những thanh niên bình thường trong lứa tuổi này, thì cũng chẳng có gì là lạ, nhưng đối với Phùng Thông thì đây lại là một kỳ tích, nhưng đối với chị Tuệ mẹ của Phùng Thông người lập ra kỳ tích này thì đây là cả một quá trình gian khổ nghĩ lại mà thấy đâu lòng .
Một người mẹ 33 tuổi sinh ra một cậu con trai bị bệnh teo não, nghe mà nẫu ruột .
Chị Tuệ nguyên là công nhân của xưởng vòng bi BK. Hơn 20 năm trước,lúc chị 30 tuổi lần đầu tiên được làm mẹ khi nghe nói con trai vừa sinh ra hệ thần kinh đã không bình thường dẫn đến một loại bệnh tổng hợp, khiến chị tan nát ruột gan. Tuy cả gia đình chị Tuệ đau buồn khôn xiết, nhưng chẳng có cách nào khác. Chị và chồng là Phùng Nhân Kiệt vẫn nhen nhóm một tia hy vọng đặt tên cho con là Phùng Thông, hy vọng có một ngày, cháu cũng thông minh lanh lợi như những đứa trẻ bình thường khác .
Một hôm chị Tuệ phát hiện bé Thông đang dỏng tai lắng nghe tiếng gì .Hóa ra là cô bé nhà bên cạnh đang tập đàn. Tiếng đàn bay bổng khiến bé thông ngây ngất ...... ý thức của bé Thông như đã hé mở đã biết nghe nhạc, trong lòng chị Tuệ đã lóe lên một niềm hy vọng.Về sau,mỗi khi bé thông thức giấc là chị Tuệ cất giọng hát ru con. Trong tiếng hát của người mẹ và sự rèn luyện, ý thức của bé Thông tiến bộ rõ rệt. Sau đó tay cháu đã cử động được, đầu ngửng lên được .
Trong lòng ôm ấp hy vọng, chị Tuệ đưa con đi bệnh viện khám lại, nhưng những lời chẩn đoán của bạc sĩ chẳng khác nào giáng một đòn lên đầu chị. Bác sĩ nói với chị Tuệ một cách nghiêm túc, trí tuệ của bé Thông vẫn không bình thường .
Sau đó chí Tuệ nghe nói trẻ thơ nghịch nước có htể nâng cao trí khôn. Với cách nghĩ thử xem thế nào, chị đưa bé Thông đến công viên Ngọc Uyên Đàm. Nhìn bé Thông mặc áo bơi, buộc phao trên người hoàn toàn không cần chị phải đỡ, tự té nước chơi rất thỏa thích, chị Tuệ nghĩ luẩn quẩn, mình nuôi nấng nó thì hy vọng gì ? thà chết đi cho rồi , chị càng nghĩ loǹg càng rối bời và không tự làm chủ được bản thân từ từ đi về phía lòng hồ Ngọc Uyên Đàm .
Cũng thật là lạ, chân tay chị vẫy vùng trong nước nhưng vẫn không thể nào chìm được, ngược lại cảm thấy có người ở đằng sau kéo áo chị. Chị vội quay đầu lại và hết sức kinh ngạc, đằng sau là con trai mình, lúc này bé Thông trôi đến bên chị, một taytúm chặt áo chị, còn tay kia đập mạnh xuống nước đang lắy hết sức mình kéo lại người mẹ muốn đi đến cái chết .Trong nháy mắt, chị Tuệ không tin vào mắt mình trước cử chỉ có ý thức. Chị con vào lòng khóc nức nở : " mẹ không chết nữa, mẹ nhất định giúp cho con đứng được dậy ."
Khi bé Thông được 3 tuổi, chị Tuệ ngẫu nhiên xem đượx một bài viết trên báo buổi chiều BK giới thiệu, âm nhạc rất có lợi đối với thính giác và thị giác của trẻ nhỏ. Liệu có thể cho bé Thông kéo đàn vi ô lông để rèn luyện sự linh hoạt của tay trái ? chị quyết định thử xem .
Khi học kéo đàn vi ô lông, bé Thông chỉ bấm dây đàn bằng một đầu ngón tay. Bé Thông cầm đàn, còn chị Tuệ kéo tay trái của con lên dây đàn. Tuy vậy, chị vẫn không cảm thấy vất vả , ngược lại chị nhìn thấy hy vọng. Chị đã áp dụng biện pháp này khiến bé Thông ấn được dây đàn .
4 tháng đã trôi qua, bông hoa hy vọng do chị Tuệ vun xới bằng mồ hôi và nước mắt đã ngày một khôn lớn. Vào ngày sinh nhật của chị Tuệ, chị đã nhìn thấy bông hoa hy vọng bắt đầu hé nở .
Hôm đó, chị Tuệ về đến nhà thấy mệt mỏi và đi nằm. Lúc này đâu đó vang vọng làn điệu của bản nhạc "bông tuyết"khiến chị như quên hết sự mệt mỏi. lúc sau, bé Thông không biết từ đâu chạy đến nói : " hôm nay là ngày sinh nhật của mẹ, con cũng tặng cho mẹ một vật kỷ niệm." Thì ra bản nhạc vừa rồi là do bé Thông diễn tấu .Chị Tuệ ôm chặt con vào lòng, xúc động hồi lâu không nói lên lời. Một đứ trẻ tàn tật bị bác sĩ chẩn đoán là teo não, mới học kéo đàn vi ô lông có 3-4 tháng nay đã có thể tự học kéo một bản nhạc mà thầy cô chưa từng dạy, làm sao không khiến người mẹ vui mừng khôn xiết .
Quanh đi quẩn lại bé Thông đã đến tuổi đi học. Qua chữa trị, chức năng của tay và chân bé Thông đã như những đứa trẻ bình thường, chị Tuệ quyết định đưa con đến học ở những trường học mà những đứa trẻ bình thường đến học .
Điều chị Tuệ không lường được rằng, mới được mấy hôm bé Thông không muốn đi học nữa. Bé Thông nói với mẹ, các bạn cứ nhìn con là bảo nhaụ: "chúng mày ơi nhìn thằng ngốc".Ra ngoài bị bọn trẻ con bắt nạt, đã xúc phạm đến lòng tự trọng của bé Thông .
Chị Tuệ nói với con : " mẹ không có văn hóa,không có học thức mới bị người ta coi thường, người ta mới gọi mẹ là đồ ngốc."Các bạn không phải gọi con là đồ ngốc, mà là gọi mẹ đấy, bởi vì mẹ không dạy dỗ được con đến nơi đến chốn .
Qua sự khuyên nhủ kiên trì của mẹ, bé Thông đồng ý đi học.Sau đó các bạn cũng thay đổi cách nhìn nhận và thái độ đối với bé Thông, cùng chơi với nhau rất thân tình. Ngoài giờ học, để tăng thêm bầu không khí vui vẻ, bé Thông thường diễn tấu một bản nhạc cho các bạn nghe, bé Thông còn thường đại diện cho lớp, cho nhà trường tham gia các buổi biểu diễn văn nghệ. Một đứa trẻ từ nhỏ đã bị bệnh teo não, dưới sự quan tâm của mọi người đã dần dần trưởng thành.
Sau khi tốt nghiệp cấp 3, thi vào đại học, Thông đã chọn khoa tâm lý học. Trải qua bao đắng cay, nay đã nếm ngọt bùi, chị Tuệ nẩy ra càng nhiều ý nghĩ, chị muốn giúp đỡ những người mẹ cũng cọ hoàn cảnh như chị, mong con cái của các chị em cũng đều được trưởng thành dưới sự quan tâm của mọi người .
|