Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-06-14 13:58:04    
Tranh đá dân tộc Oa đã "sống lại"

cri
Trong vùng rừng núi tỉnh Vân Nam ở miền tây nam Trung Quốc giáp ranh với Mi-an-ma, trên nhiều vách đá có những đồ hoạ thần bí vẽ hình con người và con thú. Đối với dân tộc Oa ngàn đời sinh sống tại đây, những đồ án trên đá chính là cuốn lịch sử của dân tộc họ. Tổ tiên dân tộc Oa đã dùng phương pháp vẽ tranh trên vách đá để ghi lại lịch sử và văn hoá dân tộc. Đến nay, mấy nghìn năm đã trôi qua, thế những bức tranh trên vách đá này ra sao?

Dân tộc Oa sinh sống ở vùng rừng núi Thương Nguyên thuộc vùng biên giới tây nam Trung Quốc, là một trong những dân tộc thiểu số ở Trung Quốc, dân số khoảng 400 ngàn. Tổ tiên dân tộc Oa từ thời cổ đại đã sinh sống trong rừng già, ghi lại lịch sử và văn hoá dân tộc bằng cách vẽ tranh trên vách đá. Những năm 60 thế kỷ 20 mới phát hiện những bức tranh trên vách đá này, ngay lập tức đã thu hút sự quan tâm của các nhà dân tộc học và các nhà nghiên cứu nghệ thuật trong nước và trên thế giới, họ cảm thấy kinh ngạc tổ tiên dân tộc Oa lại có thể sáng tác những tác phẩm thần kỳ và vĩ đại như vậy.

Những bức tranh trên vách đá ở Thương Nguyên chủ yếu phân bố trên ngọn núi cách mặt biển hơn 1000 mét, sau bóng cây đa và khóm tre, có thể nhìn thấy những phiên đá thẳng đứng dài hơn 10 mét, trên đó có những đồ hoạ mờ mờ vẽ con người và thú vật, trong đó có người cầm cung tên, có người cầm giáo mác, còn có con chó, con bò v.v. Bố cục tranh rất đơn giản, phóng khoáng, nội dung chủ yếu phản ánh sinh hoạt của dân tộc Oa thời đó.

Nhà nghiên cứu dân tộc Oa, giáo sư Triệu Phú Vinh ở Học viện dân tộc trung ương đã giới thiệu tỷ mỉ với phóng viên về những bức tranh trên vách đá ở Thương Nguyên. Theo ông, đó là di sản lịch sử cí niên đại hơn 3000 năm, phản ánh tình hình sản xuất và sinh hoạt của dân tộc Oa. Ông nói:

"Toàn bộ tranh trên vách đá có màu đỏ vàng, nguyên liệu vẽ làm bằng bột quặng sắt đỏ trộn với máu con thú. Những bức tranh này phản ánh cuộc sống săn bắn, chăn nuôi, chiến tranh, ca múa và tế lễ tôn giáo của tổ tiên dân tộc Oa. Ngoài ra, còn có hoạ tiết trang trí vẽ hình nhà ở, cây cối, mặt trời, đường xá, dốc núi v.v. phản ánh lịch sử văn hóa và cuộc sống các dân tộc thiểu số 3000 năm về trước trong đó dân tộc Oa là chính."

Giáo sư Triệu Phú Vinh cho biết, qua những bức tranh trên vách đá ở Thương Nguyên, chúng ta có thể biết tổ tiên dân tộc Oa lúc đó đã biết làm nỏ, sử dụng đồ đá, và đã biết cách lam đồ gốm. Họ lấy lông thú chấm phẩm mầu vẽ cuộc sống của mình lên vách núi, để đời sau có thể nhìn thấy cảnh sinh hoạt rất sinh động hồi đó. Những bức tranh trên vách đá này là tư liệu quan trọng phục vụ các công trình nghiên cứu nền văn hóa dân tộc thiểu số thời cổ đại sinh sống tại vùng núi tây nam Trung Quốc, cũng là tư liệu quý để tìm hiểu tình hình chính trị, trình độ sản xuất và phong tục tập quán của họ.

Những bức tranh trên núi ở Thương Nguyên chiếm một vị trí xứng đáng trong giới mỹ thuật Trung Quốc. Ông Trương Vũ Minh, nghiên cứu sinh của học viện mỹ thuật trường đại học Thanh Hoa nói.

"Những bức tranh trên vách đá ở Thương Nguyên có những đặc trưng khác hẳn những bức tranh trên vách đá khác. Thứ nhất, nhân vật trong tranh đều không có ngũ quan, thân người đều ở dạng hình tam giác; thứ hai nhân vật đều ở dạng chính diện, con thú thì ở dạng nghiêng. Với con mắt tinh tường, tổ tiên dân tộc Oa đã nắm bắt đặc điểm nổi bật nhất của đối tượng hội hoạ và thể hiện chúng bằng hình thức đơn giản nhất, để cho người ta nhìn cái là hiểu ngay."

Năm 2001, tranh đá ở Thương Nguyên được coi là di tích văn hóa cấp nhà nước, được nhà nước bảo vệ, dựng hàng rào trước vách đá và dựng mái tre trên vách đá để bảo vệ tranh.

Hiện nay, trong sinh hoạt văn hoá của dân tộc Oa, nhiều tác phẩm hội hoạ, âm nhạc và điệu múa còn hấp thụ linh cảm sáng tác từ những bức tranh trên vách đá này.

Múa Trống là điệu múa dân tộc truyền thống của dân tộc Oa, thường xuất hiện trong ngày lễ và trong các buổi tế thần của dân tộc Oa, có thể nói đó là sự tái hiện sinh động bức tranh trên vách đá. Theo truyền thuyết của dân tộc Oa, Trống là biểu tượng của nữ thần sinh ra tổ tiên dân tộc Oa. Nhìn trên tranh đá, có thể thấy cảnh tế lễ cả bộ lạc vây quanh chiếc trống nhẩy múa. Qua đó ta thấy, múa trống là một ví dụ về nền văn hóa dân tộc Oa vẫn lưu truyền tới ngày nay.

Điệu múa trống hiện nay của dân tộc Oa đã được gia công nghệ thuật, không khí múa càng sôi nổi và sống động. Một số động tác múa như động tác con trai ném lao, bắn cung, chặt cây, con gái hất mái tóc, giã gạo v.v. đều bắt nguồn từ tranh đá. Khi nhảy điệu múa trống, cùng với nhịp trống "đùng đùng" còn vang lên tiếng hú của diễn viên, khiến người ta liên tưởng đến cảnh săn bắn tập thể của tổ tiên dân tộc Oa cách đây 3000 năm. Nhất là khi diễn viên bôi phẩm hoá trang màu đỏ lên mặt và lên người, toàn cảnh muá trống giống như đồ hoạ trên vách đá sống lại, rời khỏi vách đá nơi trú ngụ hàng ngàn năm ra biểu diễn vậy.

Mấy năm gần đây, du lịch tỉnh Vân Nam khá phát triển, tranh đá ở Thương Nguyên đã trở thành một thắng cảnh mà nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế thường lai vãng. Nhiều đồ họa trên tranh cũng trở thành hoạ tiết trang trí trên sản phẩm du lịch như áo phông, thảm, khăn trải bàn, làm cho đồ hoạ trên tranh đá có lịch sử hơn 3000 năm bước xuống và đi vào gia đình du khách các nước trên thế giới, đưa nền văn hóa dân tộc Oa tới năm châu bốn biển.