Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-05-26 10:27:42    
Phong cảnh chùa Hàn Sơn

cri

Tại TQ, phàm những ai có trình độ tiểu học là đều biết về chùa Hàn Sơn Tô Châu. Bởi vì trong văn tuyển tiểu học có một bài thơ đã miêu tả về chùa Hàn sơn của Trương Kế, một nhà thơ nổi tiếng triều nhà Đường TQ vào hơn một nghìn năm trước.Thơ rằng:

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên.

    Giang phong ngư hỏa đối sầu miên,

Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự.

        Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.

Nhiều năm nay, đã có biết bao người hiểu biết về chùa Hàn Sơn qua bài thơ này, và cũng chính bởi phong cảnh tuyệt diệu mà bài thơ này miêu tả, mà nhiều du khách đã không quản vượt đường xa ngàn dặm đến đây chiêm ngưỡng dung nhan bể dâu của chùa Hàn Sơn.

Chùa Hàn Sơn nằm cách khu phố Tô Châu không xa, từ khu phố đi về phía tây, xuyên qua các ngõ phố rợp bóng cây ngô đồng, thì sẽ nhìn thấy một dòng sông chảy qua vùng ngoại ô phía tây thành phố Tô Châu, chùa Hàn Sơn nằm ngay trên bờ của con sông này.

Chùa Hàn Sơn là một ngôi chùa phật đã có hơn 1400 năm lịch sử. Chùa hướng về phía tây, rộng hơn 10 nghìn mét vuông. Trong ngôi điện lớn của chùa có thờ pho tượng ngồi của phật tổ Như Lai, dọc theo hai bên tường là 18 pho tượng thiết La Hán mạ vàng với thần thái khác nhau. Hai bên điện còn có chuông trống, mỗi khi tết đến là người ta có tục lệ đến nghe tiếng chuông chùa Hàn Sơn, để gột rửa đi những nỗi buồn phiền và cầu nguyện cho tương lai tốt đẹp.

Về lai lịch của chùa này thật có khá nhiều truyền thuyết, nhưng có một truyền thuyết mà cho đến nay người ta vẫn cảm thấy rất thấm thía. Ông Đằng người hướng dẫn du lịch giới thiệu rằng:

"Tên gọi chùa Hàn Sơn theo truyền thuyết thì có liên quan tới hai vị sư già là Hàn Sơn và Thập Đắc. Hai người cùng làm chủ trì trong chùa, nhưng do họ hay khiên nhường lẫn nhau, nên rất khó quyết định được việc gì. Một hôm, hai người gặp một bà lão ở trước cửa chùa, bà lão nói, thường thì làm chủ trì đều biết một ít pháp thuật , hai vị hãy thử đọ tài xem ai có pháp thuật cao hơn, sau đó mới quyết định người chủ trì và tên gọi của chùa. "

Bấy giờ, bà lão chỉ dòng sông trước chùa nói, trên dòng sông này không có cầu, bà con dân làng qua lại bằng đò thật không tiện. Bây giờ hai vị hãy dùng phép làm ra một chiếc cầu, ai làm ra được thì người đó tài giỏi nhất. Nhà sư Thập Đắc đứng ra làm phép trước, chỉ thấy ông cởi áo ra rồi ném về phía dòng sông thì lập tức biến thành một sàn cầu. Nhưng đáng tiếc là không có cột cầu, nên sàn cầu đang sắp đổ xuống. Nhà sư Hàn Sơn thấy vậy vội cắm ngay cây thuyền trượng trên tay xuống bờ sông rồi làm phép, cây thuyền trượng bèn lập tức biến thành một thân cây to vươn dài sang bờ bên, thế là một chiếc cầu vững vàng nằm vắt ngang trên dòng sông. Bà lão thấy vậy liền cười nói: "Như vậy là Hàn Sơn tài giỏi hơn". Nên nhà sư Hàn Sơn được làm chủ trì và đặt tên chùa là chùa Hàn Sơn. Do cây thuyền trượng của nhà sư Hàn Sơn được làm bằng cây phong, nên chiếc cầu này được gọi "Phong kiều".

Chùa Hàn Sơn nổi tiếng bởi tăng lữ, trong số nhiều chùa chiền ở TQ, thì chỉ có chùa Hàn Sơn cho đến nay vẫn còn giữ được tượng của nhà sư Hàn Sơn và Thập Đắc. Hai pho tượng này có nét khác biệt với các pho tượng khác, hai người đi chân đất, ưỡn ngực, nét mặt tươi cười, trông chẳng khác nào hai đứa trẻ đang đùa nghịch. Hai vị một người tay cầm hoa sen, còn một vị tay cầm một chiếc hộp, nghe nói đây là sư phụ trao lại cho họ trước khi mất, để hai người sống hòa thuận với nhau.

Hai nhà sư đã nêu gương cho các sư tăng sau này và khiến chùa Hàn Sơn trải qua nghìn năm mà không bị tàn lụi. Trong chùa Hàn sơn hiện nay, các nhà sư và du khách thản nhiên cư xử với nhau, đây cũng là một phong cảnh nhân văn của chùa này.

Nhà sư Quả Hồng ở trong chùa này đã 12 năm giới thiệu rằng:

"Ông năm nay 58 tuổi, xuất gia tại chùa Hàn Sơn. Hiện nay, xuất gia tại chùa Hàn Sơn như ông cỏa có năm sáu người, người cao tuổi nhất là đại sư Tính Không 84 tuổi; nhỏ nhất thì có một người mới hơn 20 tuổi. Người chủ trì trong chùa hiện nay là pháp sư Thu Sảng, mới chỉ có 38 tuổi, tốt nghiệp tại Viện phật học Bắc Kinh ".

Dạo bước trong chùa Hàn Sơn, sẽ gây cho ta một cảm giác đậm đà không khí văn hóa. Trong chùa có một dãy bia đá, đã để lại những áng thơ, văn và thư pháp của các văn nhân mạc khách thuộc các triều đại TQ. Những bài thơ khắc trên các bia đá này có thể chữ nắn nót, ngay ngắn, cũng có thể chữ như rồng bay phượng múa, đã thể hiện được một cách tuyệt vời vần điệu đa sắc màu của thư pháp TQ. Nhiều du khách rất thích đem các bản rập trên bia chùa Hàn Sơn về làm quà tặng người thân và bè bạn.

Tại TQ, đã nói đến chùa Hàn Sơn, thì không thể không nhắc tới chuông của chùa này, nó còn có một giai thoại rất khăng khít với chùa này. Người hướng dẫn du lịch nói:

"Truyền rằng có một năm bị lũ lớn, nhà sư Thập Đắc vì với một chiếc chuông nên bị nước cuốn đi biệt tăm. Nhà sư Hàn Sơn tưởng ông đã chết, nên vô cùng đau sót. Kỳ thực thì sư Thập Đắc đã lấy chuông làm thuyền vượt biển đến nước Nhật. Cho nên ở Nhật hiện nay mới có chùa Thập Đắc. Truyền rằng, Hàn Sơn và Thập Đắc đã bày tỏ nỗi niềm nhớ nhung bạn bằng tiếng chuông, tiếng chuông của hai chùa vang vọng hô ứng nhau. Cho nên mới có nhiều du khách Nhật tìm đến chùa Hàn Sơn là thế ".

Chuông và chùa Hàn Sơn có mối duyên sâu nặng với nhau. Cứ mỗi lần tết đến là chùa Hàn Sơn lại tổ chức ngày hội nghe tiếng chuông. Vào ban đêm lúc 11 giờ 42 phút, khi tiếng chuông chùa nổi lên là mọi người đều cùng nhau đếm từng tiếng chuông chùa. Sau 108 tiếng chuông vừa dứt thì bên ngoài chùa liền sáng rực pháo hoa và tiếng pháo nổ ròn rã, vô cùng náo nhiệt. Việc đến chùa Hàn Sơn gõ chuông và nghe tiếng chuông, hầu như đã trở thành điều không thể thiếu được của các du khách.

Người hướng dẫn du lịch nói:

" Tôi mỗi năm có tới mấy chục lần đưa du khách đến chùa Hàn Sơn. Trong số du khách này đến từ các nơi trong nước như Thượng Hải v v, cũng có du khách nước ngoài như Nhật v v. Tất cả những du khách này đều thích đến gõ chuông trong chùa ".

Tô Châu còn có khá nhiều phong cảnh đẹp, Hàn Sơn mới chỉ là một phong cảnh rất bình thường mà thôi. Nhìn các du khách và hương khách qua lại trên chùa, trong lòng không khỏi khâm phục trước sức quyến rũ to lớn của nền văn hóa TQ, tiếng chuông chùa Hàn Sơn gióng lên từ ngoại thành Tô Châu đã được nghìn năm và sẽ mãi mãi không bao giờ dứt.