Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-05-24 20:26:08    
Người vợ cuối cùng của đời vua cuối cùng; Kỳ bào Trung Quốc...

cri
Bạn Nguyễn Đắc Hiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh viết, em rất thích lịch sử Trung Quốc, em xin hỏi: Bà Lý Thục Hiền người vợ cuối cùng của đời vua Phổ Nghi nay còn sống hay đã qua đời? Cuộc sống của họ sau khi kết hôn năm 1962 ra sao? Mong cô Ngọc Ánh giải đáp.

Ngọc Ánh: Bạn Đắc Hiệp và các bạn thân mến, chắc nhiều bạn đã xem bộ phim "Đời vua cuối cùng" kể về cuộc đời của vua Phổ Nghi đời vua cuối cùng của nhà Thanh phong kiến Trung Quốc.

Vua Phổ Nghi sinh năm 1906 Công nguyên, là cháu của vua Quang Tự. Tháng 11 năm 1908, sau khi vua Quang Tự và Bà từ Hy Thái Hậu lần lượt qua đời chỉ cách nhau có một ngày, thì Phổ Nghi năm đó chưa đầy 3 tuổi đã lên kế vị ngôi vua.

Sau khi triều Thanh Trung Quốc bị lật đổ vào năm 1911, vua Phổ Nghi buộc phải thoái vị. Mãi đến sau ngày nước Trung hoa mới ra đời, ông được chính phủ Trung Quốc cải tạo và trở thành một công dân Trung Quốc bình thường. Năm 1964, ông được bầu làm ủy viên ủy ban hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc khóa 4. Bà Lý Thục Hiền làm nghề y tá đã trở thành đời vợ thứ năm và cũng là người vợ cuối cùng của ông, Ngày 30 tháng 4, hai người cưới nhau. Có rất nhiều cách nói khác nhau về cuộc sống đời thường, đặc biệt là về cuộc sống hôn nhân cuối cùng của ông Phổ Nghi . Năm 2001, nhà xuất bản Quần Chúng Trung Quốc đã xuất bản tập ký sự mang tựa đề: "Giải mật cuộc hôn nhân cuối cùng của đời vua cuối cùng" của tác giả Giả Anh Hoa, hội viên hội Nhà văn Trung Quốc, học giả nghiên cứu lịch sử cuối thời nhà Thanh Trung Quốc, và ông còn là hàng xóm của bà Lý Thục Hiền, qua nghiên cứu và sưu tầm sử liệu trong nhiều năm, tác giả đã thuật lại một cách khá chân thật và tường tận cuộc sống hôn nhân cuối cùng của vua Phổ Nghi. Bà Lý Thục Hiền trước khi lấy cựu vua Phổ Nghi, đã từng có 2 đời chồng.

Bà Lý Thục Hiền nói rằng, sau khi lấy nhau, do nguyên nhân sức khỏe, cho nên ông Phổ Nghi không thể cho bà có được cuộc sống vợ chồng bình thường, nhưng ông Phổ Nghi coi bà như người em gái của mình, cư xử rất tốt với bà, tuy vậy bà vẫn cảm thấy bứt rứt và rất mệt, thậm chí từng muốn ly hôn với ông. Ông Phổ Nghi từng quỳ xuống xin bà và nói rằng: "Cô còn trẻ, muốn tìm bạn trai cũng được, nhưng đừng rời bỏ tôi." Ông Phổ Nghi qua đời vào năm 1967 vì mắc bệnh ung thư thận. Còn bà Lý Thục Hiền qua đời vào năm 1997. Mong không lâu, tập ký sự "Giải mật cuộc hôn nhân cuối cùng của đời vua cuối cùng" sẽ có dịp ra mắt thính giả và độc giả Việt Nam. Qua đó các bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn cuộc sống hôn nhân cuối cùng của đời vua cuối Trung quốc.

Trong thư, ban Nguyễn Đắc Hiệp muốn làm quen với những bạn thính giả thích nghe Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc và thích tìm hiểu lịch sử Trung Quốc, nếu bạn nào muốn làm quen với bạn Đắc Hiệp xin viết E-mail theo địa chỉ: ilovechina@hopthu.com

Bạn Đặng Thị Huế tại huyện EA H'leo tỉnh Đắc Lắc hỏi Ngọc Ánh rằng, hiện nay Phụ nữ Trung Quốc có mặc áo dài truyền thống hay không? Nếu có thì thường mặc vào dịp nào? Những bộ áo dài truyền thống Trung Quốc đẹp quá, khiến cho người phụ nữ đẹp gấp bội. Mong cô cho biết nguồn gốc của áo dài truyền thống Trung Quốc.

Bạn Đặng Thị Huế thân mến, yêu thích cái đẹp là đức tính bẩm sinh của con người. Áo dài truyền thống Trung Quốc thường gọi là kỳ bào. Kỳ bào Trung Quốc xuất hiện cụ thể vào thời nào, Ngọc Ánh chưa tìm thấy tài liệu ghi chép cụ thể. Kiểu áo kỳ bào diễn biến theo các triều đại khác nhau của Trung Quốc. Vào thời Hán, kỳ bào thường là màu thẫm, đến thời Đường, kỳ bào biến thành cổ tròn xẻ cài ở giữa, đến thời Minh thì kỳ bào rộng và thẳng từ trên xuống dưới. đến thời nhà Thanh, ống tay kỳ bào rộng và thân dài đến mắt cá chân. Sau cuộc cách mạng Tân hợi năm 1911, kiểu kỳ bào trở nên đơn giản hơn không rườm rà như trước. Đến sau thập niên 20 của thế kỷ 20, kiểu kỳ bào chịu ảnh hưởng của phương Tây, bó sát mình hơn. Kỳ bào trở thành thời thượng được thịnh hành tại Trung Quốc trong hơn 20 năm từ những năm 20 đến 40 của thế kỷ trước, trở thành trang phục của phái đẹp thuộc đủ các tầng lớp trong xã hội Trung Quốc. Hiện nay, các kiểu kỳ bào trở nên đa dạng hơn, nhưng vì mặc kỳ bào đi lại bất tiện, cho nên các chị em thường chỉ diện vào những ngày hội, lễ cưới hoặc các hoạt động giao lưu giao tiếp quan trọng. Bạn Huế thân mến, qua số đo và ảnh của Huế gửi cho Ngọc Ánh, tin rằng nếu Huế diện bộ kỳ bào Trung Quốc lên sẽ rất yêu kiều duyên dáng.