Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-05-21 18:56:05    
Thời Thịnh Đường; Các khu tự trị Trung Quốc v v ...

cri
Bạn Trần Chánh Thành tại F. 15 Q.8 TP Hồ Chí Minh viết: tuy em không viết thư cho chị nhưng em ngày nào cũng đón nghe Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc từ lâu. Em rất thích lịch sử Trung Quốc. Em xin đặt mấy câu hỏi mong được chị giải đáp: Thời nhà Đường Trung Quốc có bao nhiêu đời vua? Đời vua cuối cùng tên là gì? Thời thịnh Đường vào giai đoạn nào? Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc thành lập vào năm nào?

Bạn Chánh Thành thân mến, những câu hỏi của bạn rất hấp dẫn, tin rằng nhiều bạn đang có mặt bên máy thu thanh cũng có cảm hứng, mong bạn lúc này có mặt bên máy thu thanh:

Triều Đường Trung Quốc từ 618 đến năm 907 Công Nguyên, tổng cộng có 23 vị vua trị vì trong 289 năm. Hoàng đế khai quốc nhà Đường là Đường Cao Tông Lý Uyên. Vị Hoàng đế cuối cùng nhà Đường là Đường Ai Đế. Thời hưng thịnh nhất nhà Đường có hai giai đoạn, một là thời kỳ Đường Thái Tông Lý Thế Dân trị vì từ năm 626 đến năm 649 Công nguyên, sau khi lên ngôi, Đường Thái Tông chú trọng sử dụng nhân tài và tiếp thu ý kiến của dân, điều chỉnh lại chính sách cai trị đất nước, phát triển sức sản xuất, thực hiện chính sách dân tộc khai minh và xúc tiến chính sách giao lưu đối ngoại, cho nên trong giai đọan này xã hội ổn định, mâu thuẫn giai cấp được hòa dịu, quốc lực được tăng cường. Do Đường Thái Tông lấy niên hiệu là Chinh quan, cho nên giai đoạn trị vì của ông gọi là Chinh quan Chi trị. Đường Thái Tông chính là Đường Minh Hoàng, các nhà làm phim Trung Quốc từng giàn dựng bộ phim truyền hình nhiều tập Đường Minh Hoàng chính là cải biên theo sử tích của ông, bộ phim này cũng từng được chiếu tại Việt Nam, tin rằng nhiều bạn đã xem qua. Thời kỳ Đường Huyền Tông Lý Long Cơ trị vì từ năm 712 đến 756 Công nguyên là giai đoạn hưng thịnh làn thứ hai của nhà Đường. Trong giai đoạn này chính trị ổn định, sản xuất tiếp tục phát triển, xã hội phong kiến Trung Quốc xuất hiện quang cảnh hưng thịnh chưa từng có, trên lịch sử gọi giai đoạn này là "Khai nguyên thịnh thế."

Bạn Chánh Thành thân mến, có lẽ Chánh thành không tham gia cuộc thi tìm hiểu đài phát thanh Quốc Tế Trung Quốc tổ chức năm 2001 nhân chào mừng lần thứ 60 ngày thành lập Đài. Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc thành lập vào ngày 3 tháng 12 năm 1941 tại khu căn cứ Cách mạng Diên An Trung Quốc, tiếng Nhật là thứ tiếng nước ngoài đầu tiên phát thanh vào thời kỳ đó.

Bạn Phạm thị Thu Trang tại Bãy Cháy Hạ Long tỉnh Quảng Ninh viết, em thường xuyên đón nghe Đài phát thanh Quốc Tế Trung Quốc, rất thích tìm hiểu về đất nước Trung Quốc, em nghe nói tại Trung quốc có các khu tự Choang, khu tự trị Nội Mông v v... tại sao lại gọi là khu tự trị? Tại trung Quốc ngoài Tết cổ truyền ra, còn có những ngày lễ nào được nhân dân Trung Quốc coi trọng?

Trung Quốc là một nước đông dân nhất trên thế giới, tổng cộng có 56 dân tộc, ngoài dân tộc Hán chiếm 96 phần trăm dân số ra, còn có 55 dân tộc ít người. Ngoài phần lớn sống rải rác cùng với các vùng dân tộc Hán ra, trên cơ sở một số dân tộc sống tương đối tập trung, để tôn trọng phong tục tập quán của họ, Trung Quốc thành lập 5 khu tự trị dân tộc, địa vị hành chính của mỗi khu tương đương với cấp tỉnh, đó là khu tự trị dân tộc Choang Quảng, khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ, khu tự trị Nội Mông, khu tự trị wây ua Tân Cương và khu tự Tây Tạng. Những khu tự trị này đều thuộc lãnh thổ của trung Quốc, dưới sự lãnh đạo chung của chính phủ trung ương Trung Quốc, tôn trọng hiến pháp của nhà nước, họ có quyền quản lý các công việc nội bộ dân tộc trong khu vực và thực hiện quyền tự trị. Về những chi tiết liên quan đến khu tự trị dân tộc ít người Trung Quốc, hoan nghênh Thu Trang đón nghe tiết mục "Đại gia đình các dân tộc Trung Hoa" hoặc truy cập trang web của đài chúng tôi.

Tại Trung Quốc, ngày lễ dân gian truyền thống long trọng nhất là Tết Nguyên Đán, ngoài ra còn có các ngày tết theo âm lịch đó là tết Nguyên Tiêu, tết Thanh Minh, tết Đoan Ngọ, tết Trung thu, tết Trùng dương, tết Đông chí và tết Lạp bát. Ngoài những ngày tết truyền thống theo âm lịch ra, còn có chung những ngày lễ Dương lịch như ngày năm mới dương lịch, ngày Quốc tế phụ nữ mồng 8 tháng 3, ngày quốc tế Lao động mồng 1 tháng 5, mà long trọng nhất là ngày Quốc khánh mồng 1 tháng 10 hằng năm. Trong thời kỳ hội nhập ngày nay, còn có ngày Tình yêu Va-len-tin, ngày các bà mẹ vào Chủ nhật thứ hai trong tháng 5, ngày những người cha vào tuần thứ 2 của tháng 6 v v... theo đà đời sống đi lên thì nội dung và hình thức chào mừng các ngày tết ngày hội của nhân dân Trung Quốc càng trở nên phong phú và đa dạng.