Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-05-20 19:23:06    
Khoáng nhật trì cửu

cri

Ý của câu thành ngữ này là dây dưa, kéo dài thời gian.

Thành ngữ này có xuất xứ từ "Chiến quốc sách – Triệu Sách Tứ".

Thời Chiến quốc, vua nước Yến phong Vinh Phân làm Cao Dương Quân, rồi ra lệnh cho ông dẫn quân sang đánh nước Triệu, Vinh Phân là một vị tướng dũng cảm, thiện chiến. Vua nước Triệu biết được tin này vô cùng lo sợ, bèn lập tức triệu tập quần thần để bàn cách đối phó. Tướng quốc Triệu Thắng cho rằng, nước Tề có một vị tướng trí dũng song toàn tên là Điền Đơn, nếu nước Triệu chịu cắt nhường ba thành trì cho nước Tề, để nước Tề cử Điền Đơn sang giúp nước Triệu tác chiến, thì nhất định sẽ đánh bại được Vinh Phân, giữ vững được nước Triệu.

Nhưng đại tướng Triệu Xa rất phản đối ý kiến này, ông nói: "Lẽ nào nước Triệu ta không có một vị tướng nào có thể cầm quân ra trận sao? Nay trận đánh còn chưa mở màn mà đã muốn cắt nhường ba ngôi thành trì cho nước Tề, thì còn ra thể thống gì? Tôi biết rất rõ tình hình quân đội nước Yến, vậy tại sao lại không cử tôi cầm quân ra trận?

Triệu Xa giải thích thêm rằng: " Dù Điền Đơn được cử đến chỉ huy quân đội nước Triệu, thì chưa chắc ông ta đã giành được phần thắng. Hơn nữa, Điền Đơn tuy có tài cán thì đã chắc gì ông ta chịu rốc sức vì nước Triệu. Mặt khác, Điền Đơn được mời đến, thì thế nào ông ta cũng sẽ dàn quân cầm cự dây dưa trên chiến trường, kéo dài thời gian, thế thì chẳng mấy năm nước ta ắt bị thất bại, hậu quả thật là khó lường ".

Nhưng đáng tiếc là vua Triệu không nghe theo ý kiến của Triệu Xa, vẫn một mực mời Điền Đơn đến thống lĩnh quân đội . Quả nhiên thật đúng như lời của Triệu Xa, ông ta đã đưa nước Triệu vào một cuộc chiến tranh tiêu hao dai dẳng, rồi cuối cùng bị thất bại thảm hại.

Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ này để ví về hiện tượng dây dưa, kéo dài thời gian.