Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-05-19 15:44:26    
Chương trình ca muá nhạc Dấu ấn Vân Nam

cri

A: Các bạn thân mến, gần đây, chương trình ca múa nhạc có tựa đề "dấn ấn Vân Nam" rất được hoan nghênh tại TQ, có thể nói biểu diễn ở đâu là gây tiếng vang ở đó, dành được sự hoanh nghênh nồng nhiệt của khán giả, mỗi lần biểu diễn, khán giả đều ngồi chật ních nhà hát, không ít khán giả còn đi xem nhiều lần.

B: Tôi cũng nghe nói thế, đó là một chương trình ca muá nhạc phản ánh đời sống dân tộc thiểu số ở tỉnh Vân Nam, lấy đề tài từ đời sống hàng ngày của hơn mười dân tộc thiểu số ở tỉnh Vân Nam, thể hiện cảnh lao động, sản xuất của bà con một cách chân thật, cho nên đã thu hút đông đảo khán giả.

A: Vân Nam còn có tên "đám may ngũ sắc phiá nam", là nơi hội tụ nhiều dân tộc thiểu số. Vân Nam non xanh nước biếc, cảnh đẹp người càng đẹp. Ở đó, dân tộc Thái sống gần nước, dân tộc Bạch sống bên bờ Nhĩ Hải sát núi Thương Sơn, dân tộc Di có lịch sử lâu đời, tất cả đều có phong tục độc đáo và truyền thuyết lý thú.

B: Những dân tộc này sành ca muá, càng sành việc dùng lời ca tiếng hát và điệu múa tái hiện đời sống hàng ngày của mình. Lau sậy đung đưa trong gió, cánh bèo xanh phiêu diêu trên mặt nước, con chim công xoè đuôi trong rừng, đều được bà con thể hiện bằng ngôn ngữ thân thể, tạo ra cái đẹp kết hợp hài hoà giữa con người với thiên nhiên.

A: Trên sân khấu, các diễn viên trong trang phục các dân tộc khác nhau, dùng phương thức biểu diễn đặc biệt thể hiện cảm nhận của mình đối với thiên nhiên, loài người và cuộc sống. Giọng hát ngọt ngào, điệu muá có lúc phóng khoáng, có lúc mền mại, cộng với nghệ thuật sân khấu hiện đại, làm cho khán giả càng xem càng say mê ngây ngất. Khi kết thúc biểu diễn, phóng viên đã phỏng vấn anh Chương Kiến Cương - một khán giả, anh nói:

"Tôi cảm thấy chương trình biểu diễn đầy sức rung động lòng người. Từ biên đạo muá, âm nhạc, đến mỹ thuật, ánh sáng rõ ràng đều có bàn tay chuyên nghiệp giỏi tham gia. Có thể nói, cuộc đời nghệ thuật của tổng đạo diễn chương trình Dương Lệ Bình và biểu diễn của chính chị, đã là một đỉnh cao mới."

B: Khán giả này chắc là người biết chuyên môn. Chị Dương Lệ Bình là diễn viên muá nổi tiếng ở TQ, đặc biệt chị có thể biểu diễn động tác của con chim công một cách chân thật và sống động, mọi người gọi thân mật chị là "Con chim công xinh xắn".

A: Chị Dương Lệ Bình là tổng chỉ đạo nghệ thuật, tổng biên đạo và tổng đạo diễn chương trình ca muá nhạc này. Chị là dân tộc Bạch ở Vân Nam, đã bỏ ra mấy năm sưu tầm, chỉnh lý tư liệu âm nhạc, điệu muá quê hương, cuối cùng chắt lọc thành chương trình ca muá nhạc gần hai tiếng đồng hồ này.

B: Tôi cảm thấy có những người sinh ra là vì một sứ mệnh nào đó, như chị Dương Lệ Bình sinh ra để muá. Chị sinh ra ở một gia đình dân tộc Bạch bình thường, hơn 10 tuổi đã làm diễn viên múa, là nghệ sĩ múa dân tộc nổi tiếng. Hơn 30 năm nay, chị đã sáng tác rất nhiều điệu múa đẹp, như "hai cây cổ thụ", "ánh trăng" dùng ngôn ngữ thân thể của chị cho mọi người được một phem thưởng thức cái đẹp lung linh.

A: Chương trình biểu diễn do chị Dương Lệ Bình giàn dựng, gồm các phần thời hoang sơ, đất, vườn, tế lửa, làm lễ, vĩ thanh, nội dung hết sức phong phú, Có hơn 100 diễn viên tham gia biểu diễn, và hơn 70% diễn viên nông dân lần đầu tiên lên sân khấu. Những buổi biểu diễn đầu tiên, các diễn viên quên cả việc ra chào khán giả sau khi kết thúc chương trình. Muốn kết hợp hài hoà diễn viên và ca muá còn mang trạng thái nguyên thủy với nghệ thuật sân khấu hiện đại như ánh sáng, phông cảnh thành một buổi biểu diễn chín muồi, thật không dễ dàng. Chị Dương Lệ Bình tâm sự, chị ao ước truyền đạt đời sống chân thật của bà con dân tộc ở quê hương cho thật nhiều người xem bằng hình thức nghệ thuật.

"Xét từ góc độ nghệ thuật, tôi chủ trương thiên về cội nguồn, bản thân ca múa đã là một hình thức phô bày tình cảm đối với sự sống, là sự thể hiện ý thức cuộc sống, tôi muốn dùng ca múa trả lại bản chất nguyên thủy của đời sống. Chương trình ca múa nhạc 'Dấu ấn Vân Nam' về cơ bản là sáng tác gốc của các dân tộc, ví dụ điệu múa Tụng ca, điệu múa vỗ tay của dân tộc Di hoa yêu và điệu múa hộp thuốc thể hiện tình yêu nam nữ, đều là nguyên bản dân gian. Tôi cho rằng tất cả gần 100 người chúng tôi đã cùng nhau thể hiện bài ca điệu múa còn giữ được trạng thái nguyên sơ trên sân khấu."

B: Để gìn giữ bài ca điệu múa gốc cuả các dân tộc anh em, một số người cho rằng cần tập trung những nghệ nhân dân gian giỏi ca múa này lại để đảm bảo biểu diễn của họ giữ được nguyên chất và hương vị vốn có, không cần trau chuốt thêm. Cũng có người cho rằng cần rút lấy tinh hoa rồi thể hiện bằng hình thức nghệ thuật. Nghệ sĩ muá Sử Đại Lý đã xem bốn buổi biểu diễn liền, khi trả lời phỏng vấn của phóng viên, chị xúc động nói, đây là tác phẩm vưà có tính dân tộc vừa có tính thời đại mà giới nghệ thuật múa hằng mong chờ bấy lâu nay, thật là xuất sắc.

"Tôi cho rằng tác phẩm này đã kế thừa và phát triển được nghệ thuật dân gian chính gốc và truyền thống dân tộc xuất sắc, nó là kết tinh nghệ thuật của chị Dương Lệ Bình trên cơ sở sưu tầm và tích lũy lâu dài, kể cả tác phẩm thành công trước kia của chị. Nó dựng lên một bảo tàng nghệ thuật dân tộc sống động trên sân khấu, mang lại một luồng không khí rất trong mát cho khán giả. Vừa chân chất, vừa mới mẻ, vừa là một lần hưởng thụ nghệ thuật thật thú vị."

A: Nghe nói chương trình ca múa nhạc này gần đây sẽ đem đi biểu diễn ở nước ngoài để khán giả nước ngoài cũng được thưởng thức vẻ đẹp của nó và nó đã có một cái tên đầy thi vị "đi tìm San-ba-la".

B: Bạn nào yêu thích ca múa dân tộc TQ chớ bỏ lỡ cơ hội nhé. Các bạn thính giả thân mến, tiết mục Đại gia đình các dân tộc Trung Hoa đến đây là hết.

A: Trong khi theo dõi các chương trình của đài chúng tôi, các bạn còn có thể truy cập trang web của đài chúng tôi theo địa chỉ: vn.chinabroadcast.cn