Tiêu Tác núi non thơ mộng, núi ở đây tuy không cao lắm, nhưng lại rất hiểm trở, hùng vĩ. Trong đó, núi Thần Nông là một thí dụ. Có thể nói nét độc đáo của của núi Thần Nông là ở chỗ nó không có dãy núi, núi ở đây đều là những tòa núi vươn cao sừng sững, cao trọc tầng mây. Nên phần lớn du khách đến đây thích đi lên bằng cáp treo, từ trên cao ngắm toàn cảnh thẳng đứng của núi Thần Nông. Đương nhiên, nếu bạn là người thích leo trèo, thì vừa leo vừa thưởng thức hơn nghìn loài cỏ cây um tùm trên núi, cũng là điều hết sức thú vị.
Leo lên khoảng mấy tiếng đồng hồ thì đến Tử Kim Đỉnh, là đỉnh cao nhất của núi Thần Nông. Tương truyền, Thần Nông Thị - Bậc đế vương thời thượng cổ từng chia loài ngũ cốc và bách thảo tại đây, từ đó về sau, TQ tiến vào xã hội nông canh. Để tưởng nhớ Thần nông Thị, nên người ta mới đặt tên cho núi này là núi Thần Nông.
Tử Kim Đỉnh cao cách mặt biển trên 1000 mét, đứng nơi đây, gió ngàn vi vu, non cao hùng vĩ hay vách cao thằng đứng đều nằm gọn dưới tầm mắt. Khí trời bấy giờ đang thời cuối xuân đầu hạ, núi non xa là một màu xanh thắm, lốm đốm điểm màu hoa trắng. Nghe nói, cứ đến mùa xuân, muôn trùng núi non là một màu đỏ lựng. Anh Tô Kiện đang chụp ành lưu niệm trên Tử Kim Đỉnh tấm tắc khen rằng:
"Tương truyền, núi Thần Nông là một trong những nơi đất cội nguồn của dân tộc Trung Hoa chúng ta, xem xong phong cảnh ở đây, tôi càm thấy mình có thu hoạch khá lớn, tăng thêm niềm tự hào dân tộc. Mà phong cảnh thiên nhiện ở đây cũng thật vô cùng tươi đẹp".
Nằm cách đỉnh núi Tử Kim không xa là đèo Bạch Tùng. Nơi rộng nhất ở đây là 2 đến 3 mét, nơi hẹp nhất chưa đầy một mét, đèo cao thấp nhấp nhô, hai bên là vực sâu thăm thẳm, đứng từ trên nhìn xuống khiến người rợn tóc gáy.
Theo giới thiệu, chỉ có núi Thần Nông và núi Trường Bạch ở miền đông bắc TQ mới có cây thông vỏ trắng. Loại thông này có tuổi cây từ 400 năm trở lên thì vỏ cây mới ngả thành màu trắng. Trên núi Thần Nông hiện có hơn 16000 cây thông trắng, mà tuổi cây phân lớn đều khoảng nghìn năm trở lên. Loại thông này tán không rộng, thân và cành cây là một màu bạc trắng rất nổi bật, chúng mọc trên các hốc đá hay bờ vực, rễ cây xoắn xuýt lấy nhau, tạo thành nhiều hình thù quái dị, nơi thì trông như các vị tiên đang chào đón khách, nơi thì như chim công xòe cánh hay chim hạc đang dang cánh tung bay v v.
Điều lạ lùng là chúng tôi nhìn thấy có rất nhiều dải vải đỏ và sợi chỉ đỏ buộc trên cành những cây thông này. Theo người địa phương nói đây là để cầu may. Chị Lý Thúy Phân hướng dẫn du lịch giới thiệu rằng:
"Từ thời cổ xưa, cây thông đã là vật tượng trưng cho trường thọ, buộc chỉ trên cây chính là để cầu may cho người già trường thọ, cho con cái khỏe mạnh, bình an".
Núi Thần Nông là khu bảo vệ loài khỉ thiên nhiên cấp quốc gia, ở đây hiện có hơn 9000 con, chúng hàng ngày leo trèo, nô đùa trên các cành cây, vách đá, khiến vùng núi Thần nông càng dạt dào sức sống. Trong số các con khỉ này có hơn 300 con vẫn thường xuống núi nô đùa với du khách theo sự điều khiển của nhân viên khu cảnh.
Trên đường xuống núi, chúng tôi đã có dịp nhìn thấy chúng. Khi nghe tiếng gọi quen thuộc của người phụ trách khu cảnh, trong phút chốc đã có hàng trăm con khỉ đua nhau chạy đến, chúng tôi đem thức ăn chia cho chúng, chúng tranh giành nhau ầm ĩ, trông thật ngộ nghĩnh, đáng yêu.
Tiêu Tác bởi có lắm nước mà trở nên vô cùng tươi đẹp. Nếu nói sự nổi bật của Thần nông là núi, thì nét vượt trội của Thanh Thiên Hà lại chính là nước. Trên đường đến Thanh Thiên Hà, chúng tôi cỏn chưa nhìn thấy dòng nước, thì đã nghe từ xa vang lên tiếng sóng nước dạt dào.
Khu phong cảnh Thanh Thiên Hà có núi đá kỳ dị và phong cảnh nước non đẹp nổi tiếng, trong đó phong cảnh hồ Đại Tuyền là nổi bật nhất, chúng tôi đáp tàu du lịch đi trên mặt hồ. Dưới hồ có rất nhiều cá. Hồ dài 7 km, rộng khoảng 90 mét, sâu hơn 60 mét, có nhiều loài cá như: Cá chép, Cá trích, Cá mè, Cá Vũ xương v v. Nên hồ Đại Tuyền còn là một nơi buông câu khá lý tưởng.
Tàu du lịc lướt trên mặt hồ, hai bên bờ là núi đá muôn hình vạn dạng, đã gợi cho ta rất nhiều trí tưởng tượng. Chị Hà Dục Hồng hướng dẫn du lịch giới thiệu rằng:
"Trên đỉnh núi bên bờ phải có một gờ đá, trong có 4 tảng đá, tảng phía nam có hình dạng như một cụ bà đang ngồi, đầu búi tóc tên là Tam Nương. Còn ba tảng đá trước mặt cụ là ba người con trai của cụ. Đây là Tam Nương đang dạy bảo các con phải chăm chỉ học tập. Phong cảnh này được gọi là Tam Nương giáo tử".
Trên hồ còn có một quần thể đặc biệt cư trú tại đây, đó là đàn vịt hoang. Cứ buổi sáng hàng ngày là chúng bay vào lòng hồ kiếm ăn. Khi tàu đến đây, chúng tôi thấy chúng bay nhảy nô đùa trên mặt hồ và chúng tôi đã chụp được nhiều bức ảnh rất thú vị.
|