Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-05-12 12:46:39    
Ông Vương Vân và bảo tàng Mỹ thuật của ông

cri
Bảo tàng Mỹ thuật hoạ sĩ Đại Lục của ông Vân, chuyên trưng bày và bán tác phẩm sơn dầu và tác phẩm điêu khắc của các hoạ sĩ theo trường phái kinh viện. Bảo tàng có diện tích 3 ngàn mét vuông, trưng bày gần một ngàn tranh sơn dầu, gồm tác phẩm của các hoạ sĩ nổi tiếng Trung Quốc và các hoạ sĩ trẻ đi tiên phong trong trường phái tranh sơn dầu. Ngoài ra, bảo tàng còn trưng bày hơn 100 bức điêu khắc của các nhà điêu khác đương đại nổi tiếng. Tập trung trưng bày nhiều tác phẩm điêu khắc tinh xảo như vậy tại một nhà bảo tàng tư nhân, ở Trung Quốc còn là lần đầu tiên.

Ông Vương Vân năm nay 48 tuổi, sinh ra và lớn lên ở Bắc kinh, bố ông là giáo viên dậy văn, từ bé ông đã theo bố học văn, ông rất yêu thơ và mơ ước sau này trở thành nhà thơ. Nhưng ước mơ của ông đã không trở thành hiện thực. Ông nói:

"Hồi đó tôi mơ ước trở thành tiến sĩ thơ hoặc tiến sĩ mỹ học, hoặc làm giáo viên dạy văn. Tôi đã học thuộc lòng nhiều tác phẩm mỹ học và thơ, ước mơ làm thơ cả đời. nhưng với đà phát triển của cuộc sống, tôi cảm thấy thực tiễn cuộc sống chưa hẳn đã chịu đi theo lý tưởng của mình."

Đứng trước hiện thực cuộc sống, ông Vương Vân đã từ bỏ lý tưởng thi vào đại học, quay ra làm kinh doanh. Do yêu và theo đuổi thơ mê mệt, nên tạo thành tính cách đặc biệt ở ông và nó ảnh hưởng không nhỏ tới công việc làm ăn của ông. Ông từng làm nghề in phóng ảnh, bán tranh sơn dầu, cắm hoa, bán sơ mi văn hoá và đồ cổ. Dù làm nghề gì, ông chưa một lần buông lơi công việc kinh doanh ga-ra tranh của ông.

17 năm qua, ga-ra tranh của ông đã trải qua nhiều sóng gió và trưởng thành cùng với thị trường tranh sơn dầu Trung Quốc. Quy mô buôn bán tranh sơn dầu của ông mỗi ngày một lớn lên, số lãi thu được ông không dùng vào việc cải thiện đời sống, mà dùng để sưu tầm tranh sơn dầu.

Hiện nay, ông đã có trong tay hơn hai ngàn bức tranh sơn dầu, trong đó có hơn 100 tranh sơn dầu có niên đại từ giữa triều đại nhà Thanh và đầu thế kỹ 20. Cuối năm ngoái, ông Vân mở bảo tàng mỹ thuật hoạ sĩ Đại Lục. Ông nói, ông mở bảo tàng mỹ thuật chính là để thực hiện ước mơ làm nhà thơ của ông. Ông nói:

"Tình yêu đối với thơ ở tôi đã ăn vào máu thịt, thơ mách cho mọi người biết cái đẹp để cùng nhau thưởng thức cái đẹp. Nhà thơ nào chả thích mơ mộng, thích trình cái đẹp ra trước mắt mọi người, để mọi người đọc được cái đẹp và thưởng thích cái đẹp khi xem tác phẩm nghệ thuật và rung động trước tác phẩm mỹ thuật tuyệt mỹ của các bậc tiền bối. Đó chính là điều tôi muốn đạt tới."

Ông Vân hết sức tôn sùng và kính trọng các bậc hoạ sĩ tiền bối vẽ tranh sơn dầu, rất khâm phục tinh thần và đạo đức thanh cao một mực tập trung vào sáng tác nghệ thuật, không hề màng tới danh lợi. Cho nên bảo tàng mỹ thuật của ông có một đặc điểm là chú trọng tuyên truyền các bậc hoạ sĩ tiền bối theo trường phái kinh viện. Trong khi đó, ông còn giành một khoảnh đất trời cho các hoạ sĩ trẻ có tài năng mới nổi lên. Ông mời sinh viên trường Mỹ thuật tới vẽ những người đến xem tranh, nhằm tạo cho những tài năng trẻ này một cơ hội tiếp xúc và trao đổi với bên ngoài.

Về tương lai, ông Vân muốn xây dựng bảo tàng mỹ thuật của mình thành "siêu thị nghệ thuật" để thoả mãn nhu cầu văn hoá của mọi người. Ông nói, tôi tin rằng chả bao lâu nữa, khi người ta đánh giá mức sống, ngoài nhà cửa và xe ô tô con ra, người ta sẽ hỏi: 'anh đã có bức tranh đẹp chưa?"