Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-05-07 16:29:03    
Hang Mạc-cao Đôn-hoàng

cri
Hang Mạc-cao còn gọi là động Nghìn-phật, là một di tích phật giáo nổi tiếng thế giới, hang này nằm cách phía đông núi Minh-Sa 25 km, mặt đông nam thành phố Đôn-hoàng miền tây bắc TQ. Theo ghi chép của sử sách, bắt đầu từ năm 336 công nguyên và trải qua ngót nghìn năm không ngừng đào đắp,cho đến thế kỷ 14, đã hình thành cụm hang đá dài tới 1680 mét, đó là hang Mạc-cao. Năm 1987, cụm hang này đã được tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc đưa vào danh sách di sản văn hóa thế giới.

Hang Mạc-cao hiện còn giữ được hơn 700 hang động, trong có 492 hang động có tượng màu và bích họa, hang ở đây rộng hẹp khách nhau, kích cỡ của các pho tượng cũng cao thấp khác nhau, tượng lớn thì hùng vĩ, đôn hậu, tượng nhỏ thì nhỏ nhắn, xinh xắn. Phần lớn nội dung của bích họa đều là truyện kể kinh phật, tuy đã trải qua hàng nghìn năm xâm thực của gió cát, các bức bích họa ở đây vẫn giữ nguyên được màu sắc tươi tắn và đường nét sáng sủa.

Hiện nay chỉ có 25 hang đá mở cửa đón khách tham quan, nhưng nhất định phải có người hướng dẫn du lịch thì mới được phép vào trong hang. Theo giới thiệu, thông thường thì muốm tham quan trên 10 hang động phải mất khoảng 2 tiếng đồng hồ, cộng thêm thời gian quay trở ra cũng phải mất tới nửa ngày, nếu muốn tham quan tỷ mỉ hơn thì cũng phải mất một ngày.

Thường thì người hướng dẫn du lịch sẽ dẫn bạn đến tham quan hang số 96. Ở bên ngoài hang này có một tòa điện cao 9 tầng, được gọi là "Lầu chín tầng".

Hướng dẫn viên giới thiệu rằng, đây là vật tượng trưng của hang Mạc-cao, nên du khách đến đây đều nô nức chụp ảnh lưu niệm. Đi vào trong hang, ngẩng đầu nhìn lên là một pho tượng phật cao lớn, đó là Đại-phật đệ nhất trong hang Mạc-cao, còn gọi là Bắc-đại-tượng được biên hiệu số 96. Đây là tượng Vị-lai-phật Di-lặc, cao 35,5 mét, là pho tượng trong nội thất lớn nhất trên thế giới. Còn chiều cao của pho tượng thì đứng vào hàng thứ ba tại TQ.

Theo giới thiệu, hang này được mở từ năm 695 công nguyên, do tượng phật ở đây đã qua nhiều lần tu bổ, nên nó không còn giữ được dáng dấp xưa kia, tuy vậy, nó vẫn không mất đi khí thế hùng vĩ và tráng lệ vốn có.

Ngoài ra, bạn sẽ đến tham quan hang số 328, bởi vì cụm tượng phật ở đây là tinh xảo nhất, hoàn chỉnh nhất trong số các hang động mở cửa đón khách.

Cụm tượng này gồm 5 pho tượng, pho ở chính giữa là tượng phật tổ Thích-ca-mâu-ni tọa trên đài sen cao. Bên trái là đệ tử Ca-Diếp chắp tay rất kính cẩn và lễ phép. Ca-Diếp là vị khổ hành tăng suốt đời gian truân, năm 42 tuổi mới đến nương nhờ cửa phật. Còn tượng bên phải phật tổ là đệ tử nhỏ A-Nan. A-Nan tuổi nhỏ rất được cưng chiều, là người được nghe phật tổ giảng pháp nhiều nhất. Tượng này với tư thế xoay lưng dang chân, hai tay đưa về phía trước, với vẻ rất đắc ý. Hai bên còn có tượng hai vị Bồ-Tát rất duyên dáng tọa trên đài sen. Cụm tượng này vừa có động có tĩnh, vừa mạnh mẽ, vừa mềm mại, vô cùng sinh động.

Ngoài tượng ra, bạn chớ quên đến thưởng thức bích họa ở trong hang. Đây là một phần quan trọng của nghệ thuật hang Mạc-Cao, trong có hình Phi-Thiên nối tiếp nhau xuất hiện, khiến người xem vô cùng quyến luyến và trầm trồ khen ngợi.

Phật giáo vẫn thường gọi những thiên thần bay trên trời là Phi-Thiên. Khi phật tổ giảng kinh pháp thì các thiên thần này thường bay tới ca múa, rắc hoa. Trong số 492 hang động có tượng và bích họa ở hang Mạc-cao thì hầu như hang nào cũng có Phi-Thiên. Những Phi-Thiên này tay cầm hoa sen, hay ôm đàn tỳ bà, kẻ rắc hoa, người tấu nhạc, họ không có cánh, mà dùng dải lụa màu vờn gió, bay là lượn trên trời, thật đậm đà màu sắc lãng mạn.

Ngoài ra, bạn thế nào cũng sẽ đến xem hình vũ nữ gảy ngược đàn tỳ bà rất nổi tiếng của bích họa hang Mạc-Cao. Hình vẽ này một chân chạn đất, còn chân kia nhấc cao lên, hai tay giơ cao vòng về phía sau lưng gẩy đàn tỳ bà, phảng phất như đang uyển chuyển múa theo nhịp điệu. Những hình vẽ này ở hang số 172 và 112 cũng có.

Nhà khảo cổ viện khoa học xã hội TQ Vu-Tân-Hoa nói, trong bích họa của hang Mạc-Cao, còn có một số ghi chép lịch sử thú vị:

"Xét từ góc độ lịch sử khoa học, giáp mã được phổ biến sử dụng tại châu Âu thời trung thế kỷ. Trong bích họa ở Đôn-Hoàng cũng có ghi chép về mặt này. Trong ghi chép của câu truyện " Tranh 500 tên cướp thành phật", ngựa ở đây đề phủ giáp. Theo ghi chép trong bích họa thì trong văn hiến của TQ, việc sử dụng áo giáp được bắt đầu từ thời Tam-Quốc, qua đó có thể thấy, hình tượng giáp mã được phản ánh trong bích họa Đôn-Hoàng có niên đại còn sớm hơn ở châu Âu. Ngoài ra, xét từ chi tiết đời thường, thì chúng ta hiện đều biết dùng bàn chải đánh răng, giữ vệ sinh cho răng miệng. Nhưng trong bích họa Đôn-Hoàng cũng có phản ánh về mặt này. Như bôi một thứ thuốc làm sạch răng trên ngón tay để đánh răng chẳng hạn".

Tôi đã xem qua hang sô ́158, trong đó nổi tiếng nhất là tượng phật nằm dài 16 mét ở ngay giữa hang, đây là tượng Niết-Bàn của Thích-ca-mâu-ni. Niết-Bàn là ngôn ngữ phật giáo, tên gọi phật và nhà sư sau khi mất, đối với các tín đồ phật giáo mà nói, đây là cái mốc danh giới siêu thoát sự sống chết. Do đó hang này được mở theo hình chữ nhật, thêm phần nóc thì vừa vặn hình thành một cỗ quan tài cỡ lớn.

Theo giới thiệu, tượng phật nằm ở đây rất có tiếng tăm, nó có một pho tượng phục chế dài 11 mét đã được đưa đi triển lãm tại Bắc-Kinh, Hồng-Kông , Đài- Bắc TQ và gây tiếng vang lớn. Nhưng nếu bạn được tận mắt ngắm nhìn nguyên tác thì còn sinh động hơn nhiều. Tượng có dáng người đẹp, khuôn mặt đầy đặn, lông mày cong, mắt mũi miệng rất cân xứng, hài hòa.

Tượng đặt nằm trên đài, tay phải gối sau gáy, tay trái buông xuôi tự nhiên đặt trên mình. Đôi mắt nửa khép nửa hở như đang nằm nghĩ ngợi, hai mép trũng như đang mỉm cười về điều gì đó.