Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-05-02 20:35:19    
Nhà dân tộc học Tây Tạng - ông Xa-i Bin-chô-chi-dơ

cri
Dân tộc Tạng là một dân tộc có lịch sử lâu đời và nền văn hóa rực rỡ ở Trung Quốc, trong lĩnh vực học thuật có một môn học chuyên nghiên cứu lịch sử văn hoá dân tộc Tây Tạng gọi là Tạng học. Nhà Tạng học người dân tộc Tây Tạng ông Xa-i Bin-chô-chi-dơ là một học giả đã giành được nhiều thành tựu trong công tác cũng như nghiên cứu học thuật của mình.

Nhà ông Xa-i Bin-chô-chi-dơ ở khu dân cư phía đông thành phố La-xa. Đẩy cửa vào nhà ông, trước mắt là một cái sân rộng rãi và sạch sẽ, một bãi cỏ phẳng lì và rộng, với một con đường nhỏ có hai hàng cây đào điểm bông hoa trắng và hoa Đỗ Quyên đỏ rực hai bên, tạo cho người ta cảm giác yên ắng và siêu thoát. Ở trong thành phố náo nhiệt đi vào cảnh trí đẹp đẽ như vậy, người ta không khỏi đoán rằng ông chủ căn hộ này phải là một người thâm thuý về học thức và sâu lắng về tình cảm và tâm hồn.

Đi qua con đường nhỏ lát đá, chúng tôi thấy ông Xa-i Bin-chô-chi-dơ ngồi trong cái đình ngoài sân, đang chăm chú đọc sách. Hai con chó đang nô đùa bên ông, thấy có người lạ vào, liền sùa ầm ĩ. Ông Xa-i Bin-chô-chi-dơ mời chúng tôi vào nhà, rót trà bơ mời chúng tôi rồi kể cho chúng tôi nghe con đường làm học vấn của ông.

Ông Xa-i Bin-chô-chi-dơ năm nay đã 70 tuổi. Năm 7 tuổi, ông vào một trường tư ở Tây Tạng học chữ Tây Tạng. Sau đó vào học viện Y Tây Tạng học lý luận văn hóa Tây Tạng gồm thiên văn, lịch pháp và thơ ca. Để mở rộng tầm mắt, ông còn học thêm y học Tây Tạng, lịch sử dân tộc Tây Tạng và phật học. Ông miệt mài học trong suốt 30 năm, với tinh thần ham học và trí thông minh hơn người của mình, ông Xa-i Bin-chô-chi-dơ đã giành được sự tôn trọng và kính nể của các học giả trong và ngoài nước.

Ông Xa-i Bin-chô-chi-dơ nói với chúng tôi, sau khi tham gia công tác, ông vẫn duy trì thói quen ham học như thế. Hàng ngày, ông dậy rất sớm, đọc và nghiên cứu gần 4 tiếng đồng hồ rồi mới đi làm. Khi tham gia các cuộc họp, ngay trong giờ giải lao ông cũng tranh thủ đem tài liệu ra đọc. Ông nói:

"Hồi ấy tôi ham học lắm, tôi chép Niên giám lịch sử Tây Tạng hoặc tài liệu khác vào sổ tay, mỗi lần đi họp là đem theo người tranh thủ đọc thuộc lòng vào giờ giải lao."

Nhưng không hiểu sao, ông Xa-i Bin-chô-chi-dơ thích công tác nghiên cứu Tạng học như vậy mà lại chưa một lần làm công tác nghiên cứu thật sư trong thời gian đương chức.

Năm 1998, ông Xa-i Bin-chô-chi-dơ 60 tuổi, đến tuổi về hưu theo quy định của nhà nước. Ông không hề luư luyến chức vụ ông đang giữ trong chính phủ, mà thấy sung sướng từ nay có thể chuyên tâm lao vào công tác nghiên cứu Tạng học mà ông hằng mơ ước. Ông nói:

"Lúc đó tôi như trút được gánh nặng, trong người thấy thoải mái sung sướng, thật không biết dùng ngôn ngữ gì để hình dung."

Ông Xa-i Bin-chô-chi-dơ nói, việc về hưu đã đem lại mùa xuân thứ hai tiến lên con đường làm học thuật của cuộc đời tôi. Ông dự định ghi lại kiến thức mình đã học được và chỉnh lý thành sách nhằm truyền thụ cho đời và học trò của mình.

Vì vậy, ông đã khảo sát hơn 50 huyện của Tây Tạng, hành trình hơn 20 ngàn cây số, hầu như đi thăm hết lượt chùa chiền của Bổn đạo – một tôn giáo nguyên thủy - trên khắp vùng Tây Tạng, và viết nên cuốn Lịch sử và hiện trạng các chuà Bổn giáo Tây Tạng, ghi lại vị trí địa lý và môi trường của các chùa Bổn giáo bằng thủ pháp du ký. Sau khi xuất bản, cuốn sách này đã được dịch ra tiếng Nhật và tiếng Anh, gây tiếng vang lớn trong giới học thuật Tạng học trong và ngoài nước.

Từ đó, Xa-i Bin-chô-chi-dơ viết liên tục. Cho đến nay, ông đã cho xuất bản 8 cuốn sách như Lịch sử Tây Tạng, Lịch sử tôn giáo Tây Tạng, ngoài ra cuốn Văn hóa Tây Tạng đang chuẩn bị in. Những cuốn sách này, không những giầu tư liệu nghiên cứu cụ thể để cho hậu thế, mà còn là cầu nối và thừa kế văn hóa Tây Tạng. Giáo sư Trường đại học Tây Tạng ông Đen-ba-ren-ta đánh giá các công trình nghiên cứu của ông Xa-i Bin-chô-chi-dơ như sau:

"Những cuốn sách về Phật giáo Tây Tạng, lịch sử Tây Tạng do học giả Xa-i Bin-chô-chi-dơ biên soạn, có ảnh hưởng rất lớn trong xã hội, có tính học thuật rất cao. Trong đó cuốn Lịch sử Tây Tạng là tài liệu tham khảo cực kỳ có giá trị đối với các giáo trình về lịch sử Tây Tạng và văn hoá Tây Tạng, khoa lịch sử trường đại học Tây Tạng từng lấy cuốn sách này làm tài liệu giảng dậy. Có thể nói, cuốn sách đã đóng góp to lớn vào việc kế thừa và phát triển nền văn hóa Tây Tạng.

Ông Xa-i Bin-chô-chi-dơ còn là một thầy giáo nghiêm và dậy dỗ học trò không biết mệt mỏi. Năm thạc sĩ do ông đào tạo được đánh giá rất cao trong giới lịch sử Tây Tạng, phật học Tây tạng. Nói đến học trò của mình, ông Xa-i Bin-chô-chi-dơ rất lấy làm hài lòng:

"Ba nghiên cứu sinh đầu tiên bảo vệ luận án, đã được giới học thuật cho điểm rất xuất sắc. Trong đó một học trò nghiên cứu đề tài tôi chưa có dịp hoàn thành, đó là Sự khác biệt giữa Bổn giáo và Đôn ba giáo, sau này luận văn này đã được xuất bản. Các học trò khác của tôi đều đạt được thành tựu lớn trong lĩnh vực nghiên cứu của mình và chuẩn bị xuất bản những công trình nghiên cứu này."

Ông Xa-i Bin-chô-chi-dơ không những là một học giả nghiêm túc, mà còn là con người thanh cao có nhiều thị hiếu tao nhã. Ông thích sưu tầm các loại tác phẩm hội hoạ, trong phòng sách của ông, treo nhiều bức tranh do các họa sĩ nổi tiếng Tây Tạng vẽ tặng ông. Ông rất thích nhiếp ảnh, mỗi lần đến một nơi nào đó, thế nào ông cũng chụp một lô ảnh rồi cẩn thận lựa chọn những bức đắc ý nhất, cất cẩn thận. Nói đến đây, ông có vẻ đắc trí, thoả mãn và kiêu hãnh. Nhìn những nếp nhăn năm tháng khắc trên mặt ông, chúng tôi có thể cảm thấy rõ ràng những gian truân mà ông đã trải qua để hun đúc nên một học giả giầu thành quả học thuật và uyên bác như ông.