Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-05-02 14:56:47    
Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong tiến trình nhất thể hóa nền kinh tế toàn cầu

cri
Hiện nay , tăng cường quan hệ buôn bán với Trung Quốc không những là sự lựa chọn tất yếu của các vị tổng giám đốc các công ty xuyên quốc gia , mà còn là quyết sách của các nhà lãnh đạo các nước phương tây .

Giới phân tích cho rằng , điều này chứng tỏ , mặc dù cộng đồng quốc tế có thái độ khác nhau đối với Trung Quốc , nhưng không hẹn mà đi đến một nhận thức chung là : Trung Quốc đang ngày càng trở thành đối tác chủ yếu của các nước và khu vực trong mậu dịch và đầu tư toàn cầu .

Từ cuối những năm 70 thế kỷ 20 , Trung Quốc đã lựa chọn hình thức phát triển kinh tế là thắt chặt chứ không phải xa rời , hợp tác chứ không phải đối kháng với tiến trình toàn cầu hóa nền kinh tế , bước lên con đường trỗi dậy một cách hoà bình , nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng , mức sống nhân dân không ngừng nâng cao , quan hệ hợp tác với các nền kinh tế thế giới ngày càng chặt chẽ .

Trong 25 năm lại đây , vùng duyên hải miền đông Trung Quốc đã thu hút nhiều vốn quốc tế và sức lao động phong phú của Trung Quốc , và trở thành "phân xưởng"quan trọng trong "nhà máy lớn" rong ngành chế tạo thế giới , từ máy tính xách tay cho đến quần áo và giầy dép , hàng Trung Quốc đã xuất hiện ngày càng nhiều tại gia đình trên thế giới .

Sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới năm 2002 , Trung Quốc tích cực đẩy mạnh bước tiến hội nhập vào hệ thống kinh tế và thương mại thế giới , thông qua đi sâu cải cách không ngừng xóa bỏ những trở ngại về thể chế cản trở đầu tư , khiến các công ty xuyên quốc gia tăng thêm quy mô đầu tư tại Trung Quốc , trở thành khu vực có sức cuốn hút nhất đối với đầu tư thế giới . Năm 2002 Trung Quốc thu hút đầu tư nước ngoài vượt qua 50 tỷ đô la Mỹ , lần đầu tiên vượt qua Mỹ trở thành nước thu hút vốn đầu tư nhiều nhất thế giới . Năm 2003 , vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc lại tăng gấp đôi , đạt hơn 115 tỷ đô la Mỹ .

Đồng thời , các công ty xuyên quốc gia đã thay đổi hoàn toàn đối tượng đầu tư tại Trung Quốc , chuyển trọng tâm đầu từ từ các khâu gia công , lắp ráp sang các khâu nghiên cứu khai thác , quản lý và dịch vụ tiêu thụ , trên thực tế Trung Quốc đã trở thành một trong những nơi hội tụ hệ thống sản xuất và hệ thống cung cấp của ngành chế tạo thế giới . Là nước mua sắm trang thiết bị , nguyên vật liệu , linh kiện phụ tùng chủ yếu của ngành chế tạo thế giới , Trung Quốc chắc chắn đã trở thành một thị trường mới có quy mô lớn và phát triển nhanh chóng .

Số liệu thống kê cho thấy , kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc năm 2003 tăng 35% , kim ngạch nhập khẩu tăng 40% , đã trở thành nước nhập khẩu lớn thứ ba trên thế giới chỉ sau Mỹ và Đức ; Hiện nay , Trung Quốc chiếm 17% tổng kim ngạch thương mại châu Á và gần 5% tổng kim ngạch thương mại thế giới .

Các nước và khu vực xung quanh Trung Quốc đã bắt đầu thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại song phương và đa phương với Trung Quốc với thái độ tích cực .

Hai tháng đầu năm nay , xuất khẩu sang Trung Quốc của Nhật tăng vọt , đạt 33,8% và 14,9% , giới báo chí Nhật tới tấp ra bình luận cho rằng , Trung Quốc đã trở thành động lực chính thúc đẩy Nhật khôi phục nền kinh tế .

Thương mại giữa các nền kinh tế chính tại châu Á với Trung Quốc cũng xuất hiện xu thế tăng trưởng tốt đẹp . Hiện nay , kim ngạch mậu dịch song phương giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã từ 1,3 tỷ đô la Mỹ năm 1997 lên tới 7 tỷ đô la Mỹ năm 2003 ; Kim ngạch thương mại song phương giữa Trung Quốc và ASEAN cũng lập kỷ lục trong năm 2003 với 77 tỷ đô la Mỹ , trong đó , xuất siêu mậu dịch của các nước ASEAN đạt 16,1 tỷ đô la Mỹ .

Là tiêu chí quan trọng của nhất thể hóa kinh tế toàn cầu , chương trình tự do hoá mậu dịch giữa Trung Quốc với các nước và khu vực xung quanh cũng có những bước đột phá mang tính chất thực chất .

Từ việc đưa ra chương trình tự do hoá mậu dịch với ASEAN , trong tiến trình hội nhập vào nhất thể hóa nền kinh tế toàn cầu , Trung Quốc đã bước vào giai đoạn mới có ý nghĩa thực chất trong thế kỷ mới . Tháng 11 năm 2002 , Trung Quốc và 10 nước ASEAN ký Hiệp định khung hợp tác kinh tế toàn diện giữa Trung Quốc và ASEAN , đưa ra hàng loạt biện pháp thúc đẩy thương mại , đầu tư và hợp tác kinh tế khu vực giữa ASEAN và Trung Quốc , đưa ra chương trình đầu tiên về tự do hóa mậu dịch của châu Á . Từ ngày 1 tháng 10 năm 2003 , Trung Quốc và Thái Lan xóa bỏ thuế quan đối với 188 loại hoa quả và rau xanh , thực hiện việc giảm và xoá bỏ thuế quan một số nông sản dưới hạng mục "Thu hoạch sớm "trong sự sắp xếp tự do hoá mậu dịch giữa Trung Quốc và ASEAN .

Ngày 24 tháng 4 , hội nghị thường niên Diễn đàn châu Á Bác Ngao năm 2004 đã khai mạc tại Bác Ngao , tỉnh Hải Nam TQ . Chủ tịch nước TQ Hồ Cẩm Đào đã có bài phát biểu chủ đề tại lễ khai mạc . Trong bài phát biểu , chủ tịch Hồ Cẩm Đào nói : TQ chân thành hy vọng cùng các nước châu Á phát triển quan hệ đối tác hợp tác toàn diện và gắn bó , bình đẳng tin cậy về chính trị , cùng có lợi về kinh tế , trao đổi học hỏi nhau về văn hóa , đối thoại hiệp đồng về an ninh , cùng thực hiện sự chấn hưng của châu Á .