Tâm hồn của con người chẳng khác nào như cây cỏ mùa xuân, cần ánh nắng mặt trời, cần những giọt mưa xuân để tươi tắn và bừng dậy sức sống. Nhưng trong thực tế tâm hồn nhiều người luôn bị bao trùm một màn sương u ám. Màn sương đó dẫn đến bệnh tâm lý hay sự mất cân bằng tâm lý. Sự mất cân bằng tâm lý chủ yếu có những biểu hiện như sau :
Thứ nhất là "tâm lý không ổn định". Các chuyên gia y học xã hội Mỹ đã điều tra và phát thiện, rất nhiều người đến độ tuổi trung niên thường xuất hiện trạng thái tâm lý bất ổn, bất thường, ưu tư, lo buồn, phiền não, cáu giận. Trạng thái đó còn xuất hiện ở lớp thanh niên nam nữ. Nguyên nhân thì mỗi người một khác, có một số là do cuộc sống không được như ý muốn, gặp nhiều trắc trở...
Thứ hai bệnh u uất. Đây là nguyên nhân chủ yếu của các chứng bệnh tâm thần. Trong độ tuổi thành niên từ 20 trở lên, số người mắc bệnh trầm uất mỗi năm tăng 12 %. Toàn cầu hiện có 1 % dân số bị chìm đắm trong chứng bệnh trầm uất này.
Thứ ba là thiếu tình cảm. Sự thiếu thốn tình cảm thường xuất hiện khi đã quá sung túc đầy đủ. Hay ở những người ít giao lưu, ít tiếp xúc với xã hội, ở những người có quá nhiều thời gian mà không biết làm gì. Hiện tượng thiếu thốn tình cảm này thường có ở những người sống độc thân, thiếu sự an ủi của người thân, hay tình trạng sức khỏe không tốt, ở một số người không muốn tiến thủ, sức sống sôi nổi ngày một giảm.
Thứ tư là sự bùng nổ tin tức . Khoa học kỹ thuật hiện đại ngày một phát triển, xã hội bước vào thời kỳ bùng nổ thông tin. Đứng trước sự bùng nổ thông tin đó, con người kinh hoàng dẫn đến mất cân bằng, không biết đi theo hướng nào giữa ngã ba ngã bẩy, bước tiếp hay trốn tránh. Tình trạng này đã phát sinh tâm lý không thích ứng với hiện tượng .
Như vậy, chúng ta cần phải nghĩ cách thóat khỏi tình trạng mất cân bằng tâm lý, làm cho tư duy hoạt động bình thường.
Điều thứ nhất là cần phải tăng cường tu dưỡng. Nhận thức rằng cuộc sống từ hưng vượng đến lão hóa rồi tiêu vong. Đây là quy luật tự nhiên không thể kháng cự. Trong cuộc sống , mỗi chúng ta nên tu dưỡng và rèn luyện tinh thần lạc quan, cá tính khoáng đạt rộng mở, bình tĩnh tiếp nhận những thay đổi của cuộc sống và bản lĩnh vững vàng, điều chỉnh tiết tấu công việc và cuộc sống sinh hoạt của bản thân, chủ động tránh những thay đổi tâm lý, đối diện với xung đột.
Thứ hai là sắp xếp cuộc sống cho hợp lý, bồi dưỡng nhiều hứng thú, sở thích .
Con người khi không có việc gì làm thường suy nghĩ lung tung, vì vậy mà cần sắp xếp hợp lý cuộc sống và công việc. Tốc độ khẩn trương, căng thẳng vừa phải, không ôm một lúc nhiều việc quá, sắp xếp có thự tự để tránh mất cân bằng tâm lý, làm cho cuộc sống có ý nghĩa, đồng thời phải cải thiện đời sống tinh thần, bồi dưỡng những hứng thú sở thích. Khi có nhiều việc để làm, thì chúng ta cảm thấy thời gian không đủ, cuộc sống phong phú đa dạng, như vậy có thể tăng cường sức sống, càng thêm yêu đời.
Thứ ba là tìm cơ hội để thử nghiệm tình cảm và công việc .
Luôn nghĩ đến sự nghiệp, không quên sáng tạo mới, đạt thành tích trong công việc, phát huy cá tính sáng tạo. Về tình cảm nên quan tâm đến người khác, kết thêm bạn, đồng cam cộng khổ cùng đồng sự, cho dù bi hoan ly hợp cũng không gây ra những chấn động về tâm lý. Luôn để trí óc tỉnh táo, tâm hồn khoáng đạt, nên tham gia các họat động công ích, phúc lợi xã hội, Tốt nhất là nên học một môn nghệ thuật, như ca hát, đàn cầm, hội họa... để mang đến cho chúng ta những niềm vui mới.
Thứ thư là giữ gìn ổn định về tâm lý. Hàng ngày mỗi người chúng ta phải đối diện với lượng thông tin khổng lồ, với không ít căng thẳng trong công việc, nên phải trang bị cho mình năng lực ứng biến, lựa chọn một phương án hành động tối ưu để giảm nhẹ gánh nặng về tâm lý.
Thứ 5 là thay đổi môi trường. Nếu bạn sống trong môi trường quá thoải mái nhàn hạ cũng dễ phát sinh sự mất cân bằng tâm lý. Bạn hãy phát huy khả năng của mình trong công việc, cuộc sống để làm việc và sống có ý nghĩa.
Thứ 6 là nhận thức chính xác bản thân và quan hệ xã hội của mình. Căn cứ vào yêu cầu xã hội, bạn cần điều chỉnh hành vi và ý thức của bản thân để phù hợp với quy phạm của xã hội, với các quan hệ xã hội, nhận thức rõ thành công và thất bại, không nản chí, cần bồi dưỡng lòng kiên cường và tự tin.
|