Hát trời là một thể loại dân ca của người Choang, còn Thiên cầm là một loại nhạc cụ cổ xưa có hàng nghìn năm lịch sử được sử dụng trong Hát trời.
Trong đêm "Đông nam Á" tại Liên hoan nghệ thuật dân ca Quốc tế Nam Ninh TQ, 15 thiếu nữ người Choang tay gẩy đàn Thiên cầm, chân dung chuông, vừa đàn vừa hát bài ca dao cổ lưu truyền hàng nghìn năm nay. Tiếng chuông hoà tiếng đàn cộng thêm bức tranh sinh động thiếu nữ với cây đàn cổ đã tạo lên một khung cảnh huyền ảo, hài hoà giữa con người với thiên nhiên. Khiến mọi người liên tưởng tới câu thơ của nhà thơ Lý Bạch thời cổ TQ: "Nhạc kia chỉ có trên trời, trần gian ai mấy có dịp được nghe". Thế nhưng ông Phạm Tây Mẫu, tác giả của bài ca dao này, người được trao giải sáng tác tại Liên hoan lần này lại nói rằng: "Nhạc kia chỉ có dưới trần gian". Ông đã sáng tác nhạc phẩm này trên cơ sở thu tập, tìm hiểu và khai quật trong dân gian.
Khi chúng tôi gặp ông tại Nam Ninh, ông đã cho biết về sự ảnh hưởng của nền dân ca đối với cuộc đời ông. ông nói:
"Tôi sinh ra và lớn lên trong biển cả ca hát của quê hương người Choang, khi mới lên 5, 6 tuổi đã thích hát các bài sơn ca. Những khi mẹ tôi ngồi nghỉ giải lao bên bờ ruộng, bà lại dạy tôi hát và kể cho nghe những câu chuyện dân gian".
Kể tới đây ông Phạm Tây Mẫu bất giác cất lên lời ca:
Ông nói, có một bài ca dao được lưu truyền rất rộng rãi hát rằng: thời xa xưa, có một bà mẹ đi thăm viếng nơi tận chân trời. Bà đi qua muôn núi ngàn sông...Đi mãi, đi mãi và chết ở giữa đường. Người con trai của bà đã nối tiếp con đường của mẹ... Bài ca dao này đã khơi dậy sự mến yêu và nhớ nhung quê hương trong lòng tôi. Với sự hun đúc của những bài ca dao này đã khiến tôi nảy sinh ra nhiều ý tưởng. Sau khi tốt nghiệp Trung học, tôi đã vay 20 đồng với người bố dượng và quyết định rời khỏi quê hương ở Ninh Minh Quảng Tây để ghi tên thi vào Trường trung học âm nhạc trực thuộc Học viện nghệ thuật tỉnh Hồ Bắc. Sau đó thi vào Học viện âm nhạc Trung ương Bắc Kinh, tiếp đến lại chuyển sang theo học chuyên ngành lý luận âm nhạc dân tộc Khoa âm nhạc Học viện Âm nhạc TQ. Theo tiếng gọi của nền dân ca, sau 13 năm sinh sống tại Bắc Kinh, Tôi đã khước từ cơ hội được phân công công tác tại Bộ Văn hoá mà trở về với quê hương người Choang đã sinh và nuôi tôi khôn lớn, chọn con đường dân ca gắn bó suốt cuộc đời.
ông Phạm Tây Mẫu chỉ đôi lời giới thiệu ngắn ngủi những đã chứa đựng biết bao câu chuyện chân thực về cuộc đời của mình. Một cậu bé của bản làng xa xôi hẻo lánh đã dựa vào đâu mà thi đỗ vào Học viện âm nhạc tối cao của TQ qua sự sát hạch của 7 vị giám khảo? Chuyện kể rằng ông đã được sự giúp đỡ của Chị Ba Lưu-nàng tiên ca của dân tộc Choang. Sự lập luận và đánh giá của ông đối với Chị Ba Lưu đã được các vị giám khảo đánh giá cao. Với sự miệt mài chịu khó và thông minh, ông Phạm Tây Mẫu đã tốt nghiệp và được phân công công tác về Bộ Văn hoá. Thế nhưng ông nói "Tôi không muốn ngồi xe con ở Bắc Kinh, mà muốn trở về quê hương với chiếc xe đạp cọc cạch. Ông đã viết đơn xin được về quê công tác.
Các dân tộc thiểu số Choang, Mèo, Dao, Động, Mơ-lao, Mao-nan, Kinh... ở Quảng Tây đều có truyền thống văn hóa nghệ thuật dân gian dân tộc mình. Biển cả dân ca là thể tải về lịch sử, văn hoá và đời sống của các dân tộc. Kho tàng nghệ thuật qúi báu này đang chờ đợi những người có tâm huyết khai quật. Ông Phạm Tây Mẫu một người như vậy.
< tiếng động...>
Ông Phạm Tây Mẫu nói, Quảng Tây có 81 Huyện, Tôi đã đến thăm và tìm hiểu tại hàng nghìn bản làng của 77 Huyện dân tộc thiểu số, sưu tầm thu tập được hơn 2 nghìn bài hát, âm nhạc múa, nhạc cụ, nhạc nói và các thể loại âm nhạc sân khấu của các dân tộc.
Năm 1980, ông Phạm Tây Mẫu đến tìm hiểu sưu tầm tại làng An Thiện, xã Cổ Linh, Huyện Mã Sơn, và lần đầu tiên phát hiện một thể loại dân ca ba âm vực của dân tộc Choang gọi là "Tam Đốn Hoan". Đây cũng là sự phát hiện thể loại dân ca ba âm vực đầu tiên trong lịch sử âm nhạc thế giới lúc đó. Sau khi Hãng tin TQ đưa tin về việc này đã gây lên sự quan tâm sâu sắc của giới âm nhạc và báo chí trong và ngoài nước.
Nhiều năm qua, với bề dày tích lũy và vốn kiến thức nhạc lý vững chắc, ông Phạm Tây Mẫu đã sáng tác rất nhiều tác phẩm âm nhạc. Vở ca kịch dân gian dân tộc Choang mang tựa đề "Chàng Rắn" gồm 7 màn do ông sáng tác đã công diễn hàng trăm buổi tại các nơi, sau đó lại được dàn dựng thành phim truyền hình và trình chiếu hơn 40 lần trên Đài truyền hình Trung ương và các đài truyền hình địa phương. Ca khúc "Bài ca tiễn khách" do ông sáng tác sau khi phát trên Đài truyền hình Trung ương đã nhận được rất nhiều thư thính giả bày tỏ sự mê mệt và ao ước trước cảnh đẹp của đất nước con người Quảng Tây. Nhiều cô gái bày tỏ mong được làm nàng dâu của Quảng Tây, còn các chàng trai thì mong muốn được đến Quảng Tây công tác. Ông Phạm Tây Mẫu vô cùng xúc động trước những lá thư này.
Để nền dân ca được kế thừa và phát triển, ông Phạm Tây Mẫu rất sốt sắng trong việc bồi dưỡng những tài năng âm nhạc dân tộc. Năm 1984, ông đã thành lập lớp đào tạo các ca sĩ dân tộc thiểu số. Đây là lớp kế thừa nền dân ca chuyên môn hoá và hiện đại hoá đầu tiên trong lịch sử nền dân ca TQ. Hai mươi năm qua, đã đào tạo được hàng trăm ca sĩ dân ca ưu tú. Dưới sự chỉ đạo của ông Phạm Tây Mẫu, Đoàn hợp xướng dân tộc thiểu số Quảng Tây gồm các học viên của lợp đào tạo này đã nhiều lần tham gia các cuộc Liên hoan hợp xướng TQ và liên hoan hợp xướng Quốc tế TQ, giành được nhiều giải thưởng cao qúi huy chương vàng và giải thưởng cao nhất.
Là người có thẩm quyền trong giới dân ca, ông Phạm Tây Mẫu cũng được trao tặng rất nhiều vinh dự và gánh vác không ít trọng trách. Ông hiện là phó chủ tịch Hiệp hội âm nhạc dân tộc thiểu số TQ, nghiên cứu viên Viện văn hoá nghệ thuật dân tộc Quảng Tây, Chủ biên tạp chí "Biển ca", v.v. Ông đã tham gia biên soạn nhiều bộ từ điển và bác khoa toàn thư liên quan với nền dân ca TQ, trong đó bộ sách "Tập hợp ca khúc dân ca TQ-Cuốn Quảng Tây", " Đại bách khoa toàn thư TQ—Cuốn âm nhạc vũ đạo", v.v là những sách công cụ trong dự án nghiên cứu trọng điểm của cả nước và Quảng Tây.
Ông Phạm Tây Mẫu nhiều lần đi dự các cuộc hội thảo khoa học về âm nhạc quốc tế được tổ chức tại Thái Lan và Việt Nam. Ông đã phối hợp với các bạn đồng nghiệp Thái Lan hoàn thành cuốn "So sánh văn hoá truyền thống Choang-Thái" với hơn 5 triệu chữ và cho xuất bản bằng tiếng Trung, tiếng Thái và tiếng Anh. Ông vui vẻ kể cho chúng tôi nghe về những phong tục tập quán của một số dân tộc ở Thái Lan và Việt Nam rất giống với dân tộc Choang của TQ, ngay cả ngôn ngữ cũng nghe hiểu được một số, bởi vậy ông không có cảm giác xa lạ mà cảm thấy rất gần gũi khi tham gia các hội thảo khoa học tại Thái Lan và Việt Nam.
Năm 1991, ông Phạm Tây Mẫu thay mặt các các nhà khoa học TQ đến Thái Lan dự cuộc hội thảo khoa học quốc tế về âm nhạc tuyền thống Đông nam Á. Tại hội thảo, có nhiều học giả nước ngoài bày tỏ sự lo lắng sâu sắc nền âm nhạc dân gian của nước mình đang đứng trước nguy cơ bị mai một. Nhưng ông Mẫu lại cho rằng TQ rất coi trọng nền âm nhạc truyền thống ưu tú, cuộc liên hoan nghệ thuật dân ca quốc tế Nam Ninh mỗi năm tổ chức một lần đã giới thiệu với thế giới về nền dân ca TQ. Sau khi ông Mẫu đọc xong bài tham luận, một vị giáo sư của Trường Đại học Chiềng Mai Thái Lan xúc động đứng dậy và cất lên một bài ca du dương và đoạn kết nổi bật lên 3 chữ "Phạm Tây Mẫu. Phiên dịch đã dịch lời ca cho bà rằng: Trên vách núi cheo leo có muôn nghìn bông hoa, tôi hái bông tương thắm nhất tặng ông Phạm Tây Mẫu.
Tuy tuổi cao và trên danh nghĩa đã nghỉ hưu, nhưng ông Phạm Tây Mẫu vẫn miệt mài làm việc. Ông nói: Đời người thường có sự thể hội là "leo qua ngọn núi này, chân trời như hiện ra ở trước mắt. Nhưng đi tiếp, chân trời vẫn xa lắc không biết ở nơi nào. Mãi mãi phải dựa vào trí tuệ và nghị lực, miệt mài làm việc để thực hiện lý tưởng của mình".
Lý tưởng của ông Phạm Tây Mẫu là để cho nền dân ca mãi mãi được nêu cao, đơm hoa kết trái. Ông sẽ hiến dâng trọn đời mình cho lý tưởng này.
|